ĐBQH đề xuất cần đề tài nghiên cứu quốc gia xem có cho phép kinh doanh mại dâm không
Ngân sách 2020: Quốc hội duyệt chi gần 5 tỷ USD trả nợ lãi |
Đề xuất không để xe dưới hầm chung cư của Đại biểu Quốc hội gây chú ý |
Quốc hội chốt tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7/2020 |
Ngày 15/11, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về Dự án Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), 4/7 khoản tại điều 6 về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh tại luật hiện hành vẫn được giữ nguyên, trong đó có cấm kinh doanh mại dâm.
Tại phiên thảo luận, ĐBQH tỉnh Điện Biên Mùa A Vảng đề cập đến ngành nghề kinh doanh nhiều lần gây tranh cãi, đó là nghề mại dâm. Theo ông, luật hiện hành quy định mại dâm là ngành nghề bị cấm kinh doanh, nhưng thực tế hoạt động này vẫn diễn ra khá phổ biến.
"Cấm phải ra cấm chứ đưa vào danh mục ngành nghề cấm rồi mà hoạt động mại dâm vẫn diễn ra bình thường ở nhiều nơi, cho thấy luật thực thi chưa nghiêm", ông Vảng nói.
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 15/11. Ảnh: quochoi.vn |
Cùng đề cập đến vấn đề này, ông Vũ Trọng Kim, ĐBQH tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nêu quan điểm việc cấm kinh doanh mại dâm đang làm ảnh hưởng tới du lịch. Ông Kim dẫn chứng, Thái Lan đang cho phép kinh doanh mại dâm. Trong khi đó, tại Việt Nam, vì vấn đề văn hóa, truyền thống nên không cho phép kinh doanh ngành nghề này.
"Bây giờ trà trộn tất cả. Tôi nói các đồng chí, không kinh doanh nhưng thật ra là có kinh doanh. Có đúng không ạ? Thử hỏi mấy anh thôi chứ không hỏi mấy chị. Thật ra có kinh doanh nhưng kinh doanh lén lút, trà trộn tất cả các nơi" - ông Kim bày tỏ.
ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ: "Tôi chưa ngả về phía nào. Rất khó phát biểu về chuyện này vì nếu bảo cho phép thì bảo ông này bỏ hết văn hóa truyền thống dân tộc. Nhưng ngược lại thì tệ nạn rất nhiều, sinh bệnh tật rất nhiều và quản lý không được, cũng mất khoản thu".
Do đó, ông Vũ Trọng Kim nêu đề xuất: "Từ thực tiễn thế giới, Việt Nam phải thành lập đề tài nghiên cứu tầm cỡ quốc gia, để đưa ra cho phù hợp với cơ chế trong điều kiện chúng ta đang vận hành theo xu thế hội nhập chung".