Đầu tư công là hy vọng duy nhất vực dậy nền kinh tế
Thủ tướng: Phải giải quyết triệt để 3 'đọng' trong giải ngân vốn đầu tư công |
TS Võ Trí Thành: Khống chế thành công Covid-19 mới chặn được suy thoái kinh tế |
Đầu tư công là hy vọng duy nhất vực dậy nền kinh tế - Ảnh minh hoạ |
Phát biểu tại buổi toạ đàm của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) diễn ra vào sáng 21/7, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng "Trong cỗ xe tam mã mà Thủ tướng nói đến gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng thì đầu tư công là giải pháp mũi nhọn lúc này. Theo cá nhân tôi, trong vòng 6 tháng tới 2 đầu tầu được thủ tướng nhắc đến sau là xuất khẩu và tiêu dùng sẽ khó lòng phục hồi và mang lại hiệu quả tăng trưởng".
Hiện tại, tổng cầu cả thế giới đang giảm sút mạnh do đó việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam cũng chịu tác động nặng nề. Không thể nào bán hàng, xuất khẩu nếu khách hàng không mua. Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu chỉ là mong muốn chủ quan và sẽ khó có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi toạ đàm của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách |
Còn về tiêu dùng, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo cũng đánh giá: "Hiện tại không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang thắt chặt chi tiêu, chỉ tập trung cho những khoản chi tiêu quan trọng, mang tính đầu tư hoặc dài hạn, do đó khó lòng để tiêu dùng có thể tăng lên trong thời gian tới."
Các nhà hoạch định chính sách hiện đang có nhiều biện pháp kích thích tiêu dùng, kích cầu nội địa, tuy nhiên ông Bảo cho rằng những chương trình này rất khó có thể tạo ra đột phá. Chính vì vậy giải pháp đầu tư công sẽ là mũi nhọn quan trọng nhất ở thời điểm này.
Nói về đẩy mạnh mỗi nhọn đầu tư công, ông Bảo nói thêm: "Tiền bơm ra từ đầu tư công ở thời điểm này sẽ dễ dàng được hấp thụ. Nếu bơm tiền bằng chính sách tiền tệ chưa chắc được hấp thụ hết. Ví dụ như gói 700.000 tỷ đồng như Chính phủ đã lên kế hoạch từ đầu năm thì đây là cú huých quan trọng cho nền kinh tế lúc này. Nó sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, tạo ra thu nhập đồng thời giải quyết đầu ra cho các ngành công nghiệp, cho khu vực sản xuất. Hàng hoá công như trường học, đường xá được tạo ra sẽ nâng cao đời sống cho người dân đồng thời tạo ra bầu không khí kinh tế lạc quan hơn rất nhiều".
PGS.TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách |
Đồng quan điểm với ông Bảo về việc thúc đẩy đầu tư công, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách chia sẻ thêm rằng: "Trên phương diện sản xuất, cả khi bệnh dịch trong nước được kiểm soát hoàn toàn thì nhiều ngành dịch vụ và sản xuất hướng ra xuất khẩu có thể sẽ còn gặp khó khăn lâu dài một khi bệnh dịch còn chưa hoàn toàn biến mất ở các khu vực kinh tế – tài chính quan trọng trên thế giới. Do vậy, thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm là việc làm cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế".
"Thúc đẩy đầu tư công thời điểm này là đúng đắn. Tuy nhiên, chỉ nên đầu tư trọng tâm vào những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia đã được phê duyệt và được bố trí sẵn vốn thực hiện. Việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương để nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận, tạo sự lan tỏa tốt hơn cũng có thể được cân nhắc như một giải pháp đặc biệt", ông Thế Anh nói thêm.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1053 thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số Bộ, cơ quan, địa phương. Cụ thể, Đoàn công tác số 1 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn, kiểm tra các địa phương: TP HCM, Đồng Nai; một số địa phương vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn công tác số 2 do Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng. Đoàn công tác số 3 do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng Đoàn công tác số 4, kiểm tra 2 Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số địa phương vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ. Trong khi đó, Đoàn công tác số 5 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng đoàn, kiểm tra các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo. Hai đoàn công tác số 6 và số 7 do do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng đoàn, kiểm tra một số địa phương (không trùng với các đoàn công tác của lãnh đạo Chính phủ). |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các dự án đơn thư nhiều nên giải quyết dứt điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP.HCM không được chậm trễ, đặc biệt các cấp các ngành, các sở/ngành, quận/huyện không được trì trệ. ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các bộ mà để địa phương xếp hàng đi xin là sai lầm Đây là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các Bộ trưởng tại cuộc làm việc với các địa phương Vùng Kinh ... |
Thủ tướng: Phải giải quyết triệt để 3 'đọng' trong giải ngân vốn đầu tư công Trong phiên họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công sáng 16/7, Thủ tướng Nguyễn ... |