Dấu ấn Hàn Quốc tại Việt Nam từ bóng đá tới ngân hàng
Doanh nghiệp Việt kiều tìm lối xuất ngoại cho nông sản Gia Lai Thanh niên Hàn Quốc đổ xô tới lớp học yêu Tuyển 4.000 lao động ngành xây dựng, sản xuất chế tạo và ngư nghiệp sang Hàn Quốc |
Cao Trần Phương Chi (giữa) mong muốn nâng cao năng lực qua những khóa học ngắn hạn của Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Trung tâm đào tạo ĐH Công nghiệp TP.HCM |
“Hàn Quốc đã trở thành từ thông dụng trong đời sống thường nhật của người Việt Nam trong nhiều năm qua”, bài báo dẫn lời của một phụ nữ có tên Cao Trần Phương Chi, (30 tuổi, nhân viên bán lẻ). Chi là "fan ruột" của phim Hàn, K-Pop, mỹ phẩm, ẩm thực xứ Kim Chi cho biết.
Để nâng cao năng lực, Chi từng dành thời gian tham dự một khóa học 5 tuần do Lotte Group và KOICA tổ chức. “Khóa học cung cấp những kiến thức, nội dung đào tạo giống như tại Hàn Quốc," Chi nhận xét.
Sự gắn bó giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã trở nên ngày một bền chặt khi Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu hàng Hàn Quốc lớn thứ ba trong hai năm liên tiếp (2017-2018), chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ, theo thông tin từ Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc.
Trong khi đó năm 2014, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và không để ngôi vị này vuột khỏi tay từ đó đến nay.
Samsung và LG là hai nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Từ năm 2007, Samsung đã đầu tư khoảng 9.5 tỉ USD vào các nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên (phía bắc Hà Nội).
Trong khi đó, LG sản xuất các sản phẩm điện máy tại Hải Phòng, và mới đây tuyên bố sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh từ Pyeongtaek, ngoại ô Seoul tới Việt Nam.
“Có khoảng 7.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, đem lại việc làm cho hơn 700.000 người lao động và đóng góp khoảng 30% cho giá trị xuất khẩu”, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương cho biết.
Theo Nikkei Asia, bên cạnh giá nhân công thấp, Việt Nam còn được các nhà đầu tư Hàn Quốc lựa chọn nhờ vào sự ổn định về chính trị.
Lấy tập đoàn Lotte làm ví dụ, Nikkei Asia cho biết hiện ở Việt Nam có 14 siêu thị Lotte, nổi bật trong đó là Lotte Center Hà Nội, cao 65 tầng, bao gồm khách sạn, trung tâm thương mại, thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày.
Hàng tiêu dùng Hàn Quốc phổ biến trong siêu thị Việt Nam. Ảnh: Kim Jaewon |
Cùng với đó, các mặt hàng tiêu dùng Hàn Quốc cũng đã và đang tích cực “tiến công” vào thị trường Việt Nam. Tính tới năm 2016, Lotte đã đổ khoảng 1.8 tỉ won (1,5 triệu USD) vào thị trường Hà Nội và TP.HCM, và đang dự kiến sẽ dành thêm 1,2 tỉ won cho thị trường này vào năm 2024.
Ngoài ta, các thể chế tài chính của Hàn Quốc cũng đang hết sức chú ý tới Việt Nam, trong đó có nhà điều hành trao đổi chứng khoán Korea Exchange, từng "có công" vực dậy sàn chứng khoán TP.HCM cách đây 20 năm. Giờ đây, Korea Exchange đang giúp phát triển hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Về lĩnh vực ngân hàng, Shinhan Bank hiện tại là nhà cho vay lớn nhất Việt Nam, với 3,7 tỉ USD tài sản. Một trong những giám đốc của Shinhan, ông Lee Sang-hoon cho biết: “Chúng tôi đã đạt tăng trưởng bùng nổ vào năm ngoái, tạo ra hiệu ứng hiệp lực khổng lồ. Ông Lee cũng nói thêm: “Việt Nam là "động cơ" phát triển mới của chúng tôi…"
Một trong những đại sứ thương hiệu được Shinhan tin dùng là HLV Park Hang-seo, người được yêu mến, ngưỡng mộ bởi đông đảo người dân Việt Nam, nhờ vào khả năng dẫn dắt xuất sắc, đã đưa Việt Nam đến cúp vô địch AFF Cup 2018, và bán kết giải bóng đá nam trong Đại hội Thể thao châu Á 2018.
Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho HLV Park đóng một vai trò không nhỏ trong việc đưa Việt Nam, Hàn Quốc xích lại gần nhau hơn. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng nói: “Tôi nhận thấy tình bạn thân thiết của hai đất nước chúng ta được thể hiện qua hình ảnh người dân Việt Nam vẫy cờ hai nước.”
Nikkei Asia cũng nhận định: Hàn Quốc đang mong muốn đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam và rộng hơn là khối ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Nam mới, đa dạng hóa các mối quan hệ ngoại giao, bên cạnh Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.
Sự hiện diện đông đảo và có xu hướng tăng mạnh của người Hàn Quốc tại Việt Nam, cũng là một trong những minh chứng cho sự tiến triển của quan hệ song phương.
Shin Sun-ho, hiệu trưởng trường quốc tế Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết 30% trong tổng số học sinh của trường, từ mầm non đến trung học, là con của những gia đình Việt – Hàn.
Một lớp học trong trường quốc tế Hàn Quốc tại TP.HCM. Ảnh: Kim Jaewon |
Để đủ sức đáp ứng nhu cầu đăng kí học là cả vấn đề, do số lượng người Hàn Quốc tới Việt Nam đang ngày càng đông, ông nói, và cho biết sẽ mở thêm một cơ sở nữa vào năm sau, nhưng vẫn lo ngại việc quá tải.
Theo Hiệu trưởng Shin, trường quốc tế Hàn Quốc dự kiến sẽ đào tạo ra những nhân tài thông thạo văn hóa, ngôn ngữ cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc. “Tôi hi vọng họ sẽ trở thành lãnh đạo trong tương lai, đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối hai quốc gia.”
Hàn Quốc sẽ tăng gấp đôi vốn ODA cho 6 nước ASEAN Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) dự kiến sẽ tăng quỹ ODA cho Lào, Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Philippines lên 180 ... |
Triều Tiên bắn tên lửa, Nhật-Hàn mua siêu vũ khí của Mỹ Mỹ cho biết hôm 17/5 đã phê duyệt hai đơn hàng tên lửa phòng không bán cho Hàn Quốc và Nhật Bản trị giá hơn ... |
Có thể bị phạt tới 200 triệu đồng khi mang thịt lợn vào Hàn Quốc Nếu mang thịt lợn trái phép vào Hàn Quốc, du khách có thể bị phạt từ 5 triệu Won đến 10 triệu Won (tương đương ... |