Trang chủ Hữu nghị Tấm lòng tương trợ
19:12 | 01/02/2022 GMT+7

Đảm đang như… “bố hổ”

aa
“Chúng tôi thường nói đùa về 7 chú hổ con đang được mình chăm sóc chẳng khác nào những em bé sơ sinh và chúng tôi như những người cha đảm đang”, đó là chia sẻ của anh Đặng Thanh Tuấn (SN 1991), nhân viên chăm sóc hổ của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam – Save Vietnam’s Wildlife (SVW).
Nhiều du khách Singapore mong muốn đến Việt Nam du lịch Nhiều du khách Singapore mong muốn đến Việt Nam du lịch
Không khí Tết tràn ngập tại các phố phường ở Hà Nội Không khí Tết tràn ngập tại các phố phường ở Hà Nội

Bệnh nhi hổ

Ngày 1/8, trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Nghệ An) đã phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 7 con hổ trái phép từ huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) vào địa bàn Nghệ An. Do không có trung tâm cứu hộ động vật nào đủ điều kiện để nhận chăm sóc, những con hổ này sau đó đã được SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) tiếp nhận.

Anh Tuấn cho biết, anh nhớ như in lần đầu tiên nhìn thấy 7 con hổ nhỏ bé, yếu ớt, chỉ khoảng hơn 1 tháng tuổi (con nhỏ nhất là 2,9kg, lớn nhất là 4,5kg). Chúng bị nhốt trong những chiếc lồng sơ sài, chật hẹp. Cả 7 con đều căng thẳng, khát sữa, kêu thảm thiết khiến ai cũng thấy xót xa.

Cán bộ cứu hộ cho  hổ con uống sữa để  phục hồi sức khỏe.
Cán bộ cứu hộ cho hổ con uống sữa để phục hồi sức khỏe.

Anh Tuấn kể: “Thời điểm đó, sức khoẻ của đàn hổ rất tệ, nhiều con bị tiêu chảy, mệt mỏi, yếu, lả đi… không còn sức để bú sữa. Cứ 4 giờ một lần (không kể ngày hay đêm) tôi cùng đồng nghiệp sẽ cho hổ uống sữa. Nhiều con quá yếu không đủ sức uống sữa thì chia nhiều cữ hơn, kết hợp với tiêm truyền các loại thuốc kháng sinh và men tiêu hóa để ổn định đường ruột. Cứ như vậy sau 1 tuần liên tục các cá thể hổ hồi sức dần, bắt đầu chạy nhảy chơi đùa cùng nhau. Lúc ấy tôi mới như trút bớt gánh nặng tâm lý, cảm thấy yên tâm phần nào”.

Chàng trai chăm sóc hổ sinh năm 1991 cho biết đây không phải lần đầu các cán bộ Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Vườn Quốc gia Pù Mát tham gia cứu chữa, chăm sóc hổ là tang vật của những vụ vận chuyển, nuôi nhốt trái phép. Tuy nhiên việc chăm sóc những cá thể hổ nhỏ bé, sức khoẻ yếu lại bao gồm rất nhiều công việc không tên, thử thách sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và cả sức bền của các nhân viên.

“Khó khăn ở giai đoạn phục hồi sức khoẻ chỉ là ban đầu. 7 chú hổ sau đó chuyển sang giai đoạn ăn dặm với nhiều thử thách mới dành cho những người chăm sóc” - anh Tuấn vui vẻ kể.

Anh nói tiếp, các nhân viên chăm sóc sẽ căn cứ vào trọng lượng của từng cá thể hổ để tính ra nhu cầu sữa, nhu cầu calo cần thiết. Ban đầu hổ sẽ làm quen với sữa pha cùng nước luộc thịt bò. Tỷ lệ nước thịt được tăng dần từ ít đến nhiều làm sao để đảm bảo mức độ hấp thụ của hổ.

Sau một tuần, cả 7 con hổ đều đáp ứng tốt, các nhân viên chăm sóc mới tiến hành chuyển sang cho ăn thịt bò chín rồi thịt bò tái, xen kẽ với uống sữa. Cuối cùng mới cho hổ chuyển sang ăn thịt hoàn toàn. Trong quá trình ăn, các nhân viên thường xuyên kiểm tra xem đường ruột có ổn định không, hệ tiêu hoá của hổ có phản ứng hay bị tiêu chảy không.

Cán bộ cứu hộ chia  khẩu phần ăn cho hổ.
Cán bộ cứu hộ chia khẩu phần ăn cho hổ.

"Công cha, nghĩa mẹ"

Sau khi tốt nghiệp Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp I (Hà Nội), từ năm 2019 đến nay, anh Tuấn về làm việc cho SVW với mong muốn đóng góp một chút sức lực của bản thân vào công việc bảo tồn động vật hoang dã. Và sự phối hợp giữa SVW và Vườn Quốc gia Pù Mát đã đưa anh đến với cơ duyên được chăm sóc 7 chú hổ nhỏ bé tại Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Vườn Quốc gia Pù Mát.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn chia thức ăn cho hổ.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn chia thức ăn cho hổ.

“Nhiều người cho rằng công việc của tôi và anh em chăm sóc hổ chỉ đơn giản là cho ăn, vệ sinh chuồng trại, theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phần rất nhỏ trong số những công việc hàng ngày chúng tôi đang thực hiện. Trên thực tế, chúng tôi luôn hướng tới phúc lợi động vật. Động vật tuy trong môi trường nuôi nhốt nhưng luôn có những đồ chơi, bài tập luyện, để hoàn thiện bản năng” – anh Tuấn chia sẻ.

Không gian ở Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Vườn Quốc gia Pù Mát chưa thật rộng rãi (do trung tâm ban đầu được xây dựng để cứu hộ và chăm sóc tê tê và các động vật ăn thịt nhỏ) để hổ có thể thoải mái vận động. Anh Tuấn đã mày mò nghiên cứu, tự chế ra nhiều trò chơi bằng gỗ để hổ tập leo trèo hay cuốn dây vào các khúc gỗ có hình thù khác nhau để hổ gặm hàng ngày, giúp cơ hàm của chúng khỏe mạnh hơn.

Hổ con đùa nghịch bên những món đồ chơi do các nhân viên chăm sóc thiết kế.
Hổ con đùa nghịch bên những món đồ chơi do các nhân viên chăm sóc thiết kế.

Sau khi được chăm sóc phục hồi sức khỏe, tiêm phòng dịch bệnh, các nhân viên sẽ tập luyện, khơi dậy bản năng của hổ bằng cách tập cho chúng leo trèo, giấu thức ăn, hoa quả vào những vị trí khó tìm như ở trên cây hay sau các bụi lá tương tự môi trường tự nhiên.

Anh Tuấn kể: “4 tháng qua, ăn ngủ cùng 7 con hổ tôi đã hiểu được chúng phần nào và gắn bó với chúng như một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, theo quy định tại trung tâm, các động vật hoang dã có khả năng tái đàn về tự nhiên không được đặt tên theo kiểu thú cưng. Đã là động vật hoang dã nếu đủ điều kiện sẽ trở về với tự nhiên vì vậy những người chăm sóc như chúng tôi cũng hạn chế tiếp xúc, âu yếm chúng” .

Thông qua các camera giấu kín, nhân viên chăm sóc sẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá các cá thể hổ có vận động, leo trèo tốt không, có thể tự tìm kiếm thức ăn như trong tự nhiên không. Sau một thời gian nếu đáp ứng hổ có thể được thả về môi trường bán hoang dã hoặc trở về với tự nhiên.

Thành công của SVW và anh Tuấn là được thả những chú hổ này về rừng hoặc môi trường bán tự nhiên. Nhưng có lẽ lúc đó những bố mẹ hổ đặc biệt này cũng không dễ dàng cho cuộc biệt ly.

Tương lai nào cho 7 cá thể hổ?

Đảm đang như… “bố hổ”

Theo đại diện của SVW, việc đưa hổ về lại với tự nhiên chưa thể thực hiện ngay do hổ nuôi nhốt đã mất tập tính hoang dã, quen con người và đặc biệt việc tái thả hổ cần có một chiến lược dài hạn và kế hoạch phục hồi con mồi cho hổ trong thời gian dài.

Hiện Vườn Quốc gia Pù Mát, SVW và các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm một cơ sở chăm sóc đủ điều kiện về phúc lợi để có thể chăm sóc, cứu hộ lâu dài cho 7 cá thể hổ, nhằm phục vụ mục đích giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về hổ, qua đó gián tiếp thúc đẩy công tác bảo tồn hổ ngoài tự nhiên.

Việt Nam nỗ lực phục hồi số lượng hổ trong tự nhiên

Thống kê của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 2015 cho thấy, số lượng hổ ngoài tự nhiên ở Việt Nam chỉ còn dưới 5 cá thể. Trên trang thông tin của Sách Đỏ IUCN, hổ thậm chí còn được nhận định có thể đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của sự suy giảm này là nạn săn trộm hổ để buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp.

Đứng trước thực trạng này, trong Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022, Việt Nam đã đặt mục tiêu bảo vệ, bảo tồn hổ, sinh cảnh và con mồi của hổ, góp phần ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng hổ tự nhiên đến năm 2022. Để đạt được mục tiêu, Việt Nam đã đề ra 7 nhóm giải pháp chính, trong đó xác lập khu vực ưu tiên bảo tồn hổ và đề xuất xây dựng các hành lang bảo tồn sinh cảnh sống của hổ trong tự nhiên; xây dựng chương trình giám sát quần thể hổ và con mồi của hổ trong tự nhiên; tăng cường quản lý, giám sát hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ cũng như hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ.

Cộng đồng người Việt tại các nước gặp mặt mừng xuân Nhâm Dần 2022 Cộng đồng người Việt tại các nước gặp mặt mừng xuân Nhâm Dần 2022
Gần 30 Đại sứ, nhân viên ngoại giao, các tổ chức quốc tế trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam ở làng cổ Đường Lâm Gần 30 Đại sứ, nhân viên ngoại giao, các tổ chức quốc tế trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam ở làng cổ Đường Lâm
Ngọc Châu
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người Việt có bao nhiêu họ?

Người Việt có bao nhiêu họ?

Người xưa thường nói “làm dâu trăm họ” hoặc "bách gia trăm họ"... vậy trăm họ ở đây là những họ nào, người Việt Nam liệu có 100 họ hay không?
FFI Việt Nam tạo sinh kế bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số tại Vườn quốc gia Pù Mát

FFI Việt Nam tạo sinh kế bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số tại Vườn quốc gia Pù Mát

Tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã (FFI) Việt Nam phối hợp Vườn quốc gia Pù Mát và huyện Con Cuông (Nghệ An) triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ dân người dân tộc thiểu số người Thái và Đan Lai tại Vườn quốc gia Pù Mát.
Lắng nghe tiếng nói trẻ em vùng đệm qua Cuộc thi viết “Cùng em bảo vệ rừng Pù Mát”

Lắng nghe tiếng nói trẻ em vùng đệm qua Cuộc thi viết “Cùng em bảo vệ rừng Pù Mát”

Vườn quốc gia Pù Mát, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông (Nghệ An), Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) phát động cuộc thi viết “Cùng em bảo vệ rừng Pù Mát” lần 1 - năm 2022.

Các tin bài khác

Bàn giao 2 căn nhà tình thương cho các hộ khó khăn ở Sóc Trăng

Bàn giao 2 căn nhà tình thương cho các hộ khó khăn ở Sóc Trăng

Ngày 17/10, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng chính quyền địa phương đã tổ chức bàn giao 2 căn nhà tình thương cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng).
Dự án chăn nuôi vịt Mavin: Ngọn lửa ấm cho cuộc sống người dân xã Luận Khê

Dự án chăn nuôi vịt Mavin: Ngọn lửa ấm cho cuộc sống người dân xã Luận Khê

Trước tháng 3/2022, cuộc sống của người dân xã Luận Khê (Thường Xuân, Thanh Hóa) gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp với thu nhập bấp bênh. Tuy nhiên, từ khi Dự án chăn nuôi vịt Mavin được triển khai đầu năm 2022, diện mạo đời sống nơi đây đã có nhiều thay đổi tích cực. Giống vịt Mavin, với nhiều ưu điểm vượt trội, đã mang đến một “ngọn lửa” ấm áp, giúp cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bàn giao lồng nuôi trồng thủy sản đợt 1 cho thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)

Bàn giao lồng nuôi trồng thủy sản đợt 1 cho thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)

UBND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) thông tin, địa phương bắt đầu trao trả lồng bè thủy sản của Trung Quốc bị trôi dạt vào Việt Nam do ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).
Zhi Shan Foundation trao học bổng cho 601 học sinh nghèo vượt khó tại Thừa Thiên Huế

Zhi Shan Foundation trao học bổng cho 601 học sinh nghèo vượt khó tại Thừa Thiên Huế

Từ ngày 9 đến 11/10, tổ chức Zhi Shan Foundation phối hợp cùng Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, trao học bổng đợt 2 năm 2024 cho 601 học sinh, với tổng trị giá gần 680 triệu đồng.

Đọc nhiều

Ký kết hợp tác giữa các trường tiểu học của thành phố Cần Thơ và Pháp

Ký kết hợp tác giữa các trường tiểu học của thành phố Cần Thơ và Pháp

Ngày 21/10, tại thành phố Cần Thơ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp với Hội hữu nghị Việt - Pháp thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa các trường tiểu học tại thành phố Cần Thơ và các trường tiểu học tại Pháp nhằm thúc đẩy việc dạy và học tiếng Pháp tại thành phố Cần Thơ.
Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội đổi mới sáng tạo: động lực cho phát triển bền vững

Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội đổi mới sáng tạo: động lực cho phát triển bền vững

Ngày 22/10 tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xã hội đổi mới sáng tạo, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội trong bối cảnh nền kinh tế số và chuyển đổi số mạnh mẽ. Chương trình do Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội (BK Fund) và Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) phối hợp tổ chức.
ECHO, World Vision, CARE và Plan hợp tác hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam sau bão Yagi

ECHO, World Vision, CARE và Plan hợp tác hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam sau bão Yagi

Ngày 22/10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết tiếp nhận nguồn hỗ trợ ứng phó nhân đạo và phục hồi sớm sau cơn bão Yagi ở Việt Nam từ Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên. Hoạt động nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai khắc phục hậu quả sau bão, tái thiết cuộc sống.
Ông Đồng Huy Cương được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Ông Đồng Huy Cương được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Ngày 21/10/2024, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 12, khoá VI, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Tàu 468, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân lai kéo thành công tàu cá bị gãy trục chân vịt

Tàu 468, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân lai kéo thành công tàu cá bị gãy trục chân vịt

Ngày 22/10, Tàu 468, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã lai kéo thành công tàu PY 96091 TS bị gãy trục chân vịt, thả trôi ở vị trí phía tây Bắc đảo Song Tử tây khoảng 14 Hải lý vào neo tại cửa Âu tàu đảo Song Tử Tây an toàn.
Việt-Lào hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Việt-Lào hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ quốc phòng song phương Lào-Việt ngày càng phát triển tốt đẹp, tin cậy chính trị, chiến lược cao hơn, quan hệ đoàn kết ngày càng được củng cố.
Công tác thông tin, tuyên truyền góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS&MN tại Nghệ An

Công tác thông tin, tuyên truyền góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS&MN tại Nghệ An

Thời gian qua, ở tỉnh Nghệ An công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (theo Nội dung 02, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đang từng bước đi vào chiều sâu, góp phần thay đổi diện mạo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Bão TRAMI di chuyển nhanh vào biển Đông có khả năng trở thành bão số 6 năm 2024

Bão TRAMI di chuyển nhanh vào biển Đông có khả năng trở thành bão số 6 năm 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự kiến khoảng ngày 24/10, bão TRAMI sẽ di chuyển vào Biển Đông và trở thành bão số 6 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.
Thời tiết hôm nay (23/10): Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam

Thời tiết hôm nay (23/10): Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin, ngày 23/10, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam gây ảnh hưởng đến khu vực từ Bắc Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (22/10): Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa rào và dông rải rác

Thời tiết hôm nay (22/10): Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa rào và dông rải rác

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Chiều 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (21/10): Hà Nội có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (21/10): Hà Nội có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, thời tiết Hà Nội hôm nay ngày 21/10 có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông. Gió đông cấp 2-3.
Thời tiết hôm nay (20/10): Không khí lạnh xuống phía Nam, Hà Nội và nhiều nơi có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (20/10): Không khí lạnh xuống phía Nam, Hà Nội và nhiều nơi có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/10, không khí lạnh tiếp tục di chuyển lệch Đông về phía Nam. Từ miền Bắc vào Nam nhiều nơi có mưa to, trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết ngày 19/10: Nhiều nơi trên cả nước có mưa dông

Thời tiết ngày 19/10: Nhiều nơi trên cả nước có mưa dông

Dự báo ngày 19/10, khu vực Hà Nộ có mưa vài nơi, từ gần sáng ngày mai có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động