Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar: Phát huy vai trò thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư
Thúc đẩy phát triển toàn diện quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang có chuyến thăm Việt Nam. |
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa bang Hessen (CHLB Đức) và Việt Nam Phát biểu tại buổi tiếp Tổng lãnh sự Lê Quang Long, bà Wallmann, tân Chủ tịch Quốc hội bang Hessen, cho biết bang luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam. |
Đại sứ Trần Đức Hùng dẫn đoàn doanh nghiệp Qatar về dự Hội nghị Thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2022 (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Qatar). |
Trung Đông nói chung và Qatar nói riêng là thị trường rất tiềm năng. Xin Đại sứ cho biết những kết quả nổi bật trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước thời gian qua?
Trong bối cảnh kinh tế thế giới bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước cũng chịu ảnh hưởng, mặc dù không nhiều. Thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar (ĐSQ) đã triển khai công tác ngoại giao kinh tế, tìm kiếm thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Qatar nói chung và Trung Đông nói riêng vẫn là thị trường chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng khai phá. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2022 đạt khoảng 500 triệu USD. Cán cân thương mại của Việt Nam với Qatar luôn đạt thặng dư.
Về quan hệ đầu tư, Việt Nam đã thu hút được hàng trăm triệu USD từ Quỹ đầu tư công của Qatar, một trong 10 quỹ đầu tư lớn nhất thế giới.
Đại sứ có thể chia sẻ cụ thể hơn về những chương trình/thành tựu nổi bật của ĐSQ thời gian gần đây trong công tác tìm kiếm kênh hợp tác, khai thác thị trường Qatar khi triển khai nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế?
ĐSQ đã tích cực, chủ động kết nối doanh nghiệp hai nước nhằm xúc tiến xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Qatar, kết nối Quỹ đầu tư công của Qatar với một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
ĐSQ đã hỗ trợ tập đoàn Hòa Phát trong việc hợp tác với cơ quan Xúc tiến đầu tư nhà nước Qatar, Qatar Energy nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Qatar.
Ngoài ra, ĐSQ cũng chủ động cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam cho một số công ty, quỹ đầu tư tư nhân tại Qatar quan tâm tới thị trường Việt Nam như Tập đoàn International Power Holding và Quỹ đầu tư JTA.
Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác rất tiềm năng giữa hai nước, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19 và hai bên đã mở cửa trở lại. Đại sứ đánh giá như thế nào về hợp tác trong lĩnh vực này giữa Việt Nam - Qatar hiện nay và trong thời gian tới?
Qatar là thị trường khách du lịch có thu nhập cao 80.000-130.000 USD/năm, có khả năng chi tiêu lớn và đi du lịch dài ngày. Do đó, ngay từ khi Chính phủ dỡ bỏ biện pháp hạn chế phòng chống dịch Covid-19 (tháng 3/2022), ĐSQ đã chủ động phối hợp với nhiều tập đoàn du lịch, tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến du lịch tại trụ sở ĐSQ.
ĐSQ cũng đưa một số công ty du lịch lớn, chuyên tổ chức các chương trình tour cho du khách từ Qatar đi các nước châu Á tham dự Hội thảo “Thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ” do Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Ngoài ra, các công ty du lịch trong nước cũng cần xây dựng tour đưa du khách trong nước tới Doha kết hợp với các tour hiện có từ Việt Nam tới Dubai, Saudi Arabia.
Đâu là những thuận lợi và khó khăn mà ĐSQ đã gặp phải?
Về thuận lợi, có thể nói, từ Đại sứ tới từng cán bộ tại ĐSQ là một tập thể đoàn kết, thống nhất từ nhận thức đến hành động, quán triệt chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trong việc củng cố phát triển hơn nữa các quan hệ chính trị song phương, trao đổi đoàn các cấp giữa hai nước; đồng thời ĐSQ nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư tại Qatar và bước đầu đạt được một số kết quả như đã nêu.
Tuy nhiên, do quy mô của Cơ quan đại diện nhỏ, biên chế rút gọn, không có đại diện thương vụ, nên cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế kiêm nhiệm cả công tác nghiên cứu, chính trị và nhiều công tác khác, nên thời gian tập trung cho công tác ngoại giao kinh tế còn hạn chế. Ngoài ra, thị trường Qatar tương đối nhỏ, không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Về tương lai, tôi cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tính vị trí của Qatar trong việc giảm chi phí vận chuyển, mở rộng thị trường tiêu thụ xuất khẩu hàng hóa từ Qatar ra toàn thị trường Trung Đông, khối Arab và các nước EU. Nghiên cứu đặt nhà máy sản xuất, thiết lập đại lý phân phối ở Doha, để tận dụng những ưu đãi của Chính phủ Qatar về khuyến khích đầu tư nước ngoài, miễn thuế xuất khẩu, chi phí thuê mặt bằng ở khu ưu đãi xuất khẩu (Free Zone) rất thấp, khoảng 12 Ryials, tương đương 3 USD/m2/năm…
Đại sứ có lời khuyên gì cho doanh nghiệp Việt Nam đang muốn chinh phục thị trường quốc gia giàu có này?
Tôi nghĩ điều đầu tiên doanh nghiệp cần xác định chính là, người dân Qatar thuộc thế giới Arab, theo văn hóa tôn giáo đạo Hồi. Vì vậy, doanh nghiệp muốn làm ăn với họ cần hiểu và tôn trọng đạo Hồi; tiếp xúc ban đầu cần lịch sự và kiên nhẫn trong giao dịch.
Điều thứ hai là cần giữ chữ tín đối với bạn trong các thỏa thuận, hợp đồng kinh doanh hợp tác. Chỉ khi doanh nghiệp tôn trọng văn hóa của họ và giữ chữ tín trong cung ứng hàng hóa theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn Halal thì khi đó sản phẩm của doanh nghiệp mới đứng vững lâu dài tại thị trường Hồi giáo.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Qatar năm 2022 đạt 500 triệu USD. Việt Nam đã thu hút được hàng trăm triệu USD từ Quỹ đầu tư công của Qatar, một trong 10 quỹ đầu tư lớn nhất thế giới. |
Ngoài ra, người Arab có thói quen làm việc thông qua sự giới thiệu và kết nối, nên việc phát triển quan hệ cá nhân cũng rất quan trọng khi làm việc với các đối tác tại Trung Đông. Thiết lập được quan hệ hợp tác từ trước sẽ giúp các doanh nghiệp có sự tin tưởng từ đối tác, từ đó có thêm nhiều đối tác khác.
Tại cuộc hội đàm hồi tháng 8/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani đã nhất trí tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh thâm nhập thị trường mỗi nước, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan quản lý, quỹ đầu tư của mỗi bên. Vậy trong thời gian tới, ĐSQ có kế hoạch gì để hiện thực hóa các chỉ đạo trên?
Theo tôi, trong năm 2023, cả Qatar và Việt Nam sẽ có thêm tiền đề và động lực để tăng cường quan hệ song phương trên nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực thương mại, đầu tư.
Với Qatar, sau thành công của World Cup 2022, bạn tiếp tục xây dựng và phát triển hình ảnh một quốc gia là điểm đến toàn cầu của du lịch, thương mại và đầu tư. Với Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Trung Đông, vùng Vịnh, trong đó Qatar được xem là đối tác tiềm năng mới.
Đặc biệt, năm 2023 đánh dấu 30 năm Việt Nam-Qatar thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước dự kiến tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Đây là cơ hội để người dân và doanh nghiệp có thêm hiểu biết về nhau, qua đó thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, ĐSQ sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư hai bên.
Một là, ĐSQ tiếp tục thúc đẩy các nội dung hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư trong các hoạt động trao đổi đoàn giữa hai nước; lồng ghép nội dung ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại trong các hoạt động kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao.
Hai là, tổ chức một số hoạt động giới thiệu sản phẩm Việt Nam, kết nối doanh nghiệp như: gian hàng trưng bày các mặt hàng thực phẩm, nông sản, trái cây Việt Nam tại Triển lãm nông nghiệp Qatar; gian hàng “Taste of Viet Nam” giới thiệu về ẩm thực Việt Nam kết hợp quảng bá du lịch miền Trung…
Ba là, tham dự, trao đổi thông tin về những sự kiện quốc gia, quốc tế mà doanh nghiệp hai nước có thể gặp gỡ, kết nối, tại các triển lãm công nghệ và vật liệu xây dựng, kiến trúc, công nghệ môi trường… ở Qatar trong năm 2023 như Build Your House, Project Qatar 2023, Horticultural Doha Expo, Qatar Travel Mart.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu về nhu cầu thị trường Qatar để có khuyến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường này trong thời gian tới, như các điều kiện liên quan đến chứng chỉ Halal, mở văn phòng đại lý, mở nhà máy, điều kiện thuế quan…
Đưa quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU phát triển sâu rộng và thực chất Chiều ngày 13/12/2022, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam – EU tại Vương quốc Bỉ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Đại diện cấp cao EU về Chính sách An ninh và Đối ngoại, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrel. |
Làn gió mới trong hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam-Hong Kong Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc) vẫn đang ngày càng phát triển. |