Cường kích sát thủ Mỹ đánh rơi vũ khí tại Hàn Quốc, tìm kiếm cật lực suốt 3 ngày vẫn chưa có kết quả
Lệnh cấm vận vũ khí của Iran chính thức được dỡ bỏ bất chấp những kêu gọi gia hạn của Mỹ |
Video: Tiêm kích hạm Mỹ bất ngờ đánh rơi thùng dầu ngay trước mũi tàu sân bay |
Giữa tuần qua, Trung úy Daniel de La Fe - phát ngôn viên Không đoàn tiêm kích số 51, đơn vị chủ quản Phi đoàn số 25, cho biết, cường kích A-10 thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 25, đóng quân tại căn cứ Osan ở tây bắc Hàn Quốc vô tình thả một quả đạn không dẫn đường và không mang chất nổ trong chuyến bay huấn luyện bình thường ở khu vực hẻo lánh ngoài thao trường hôm 13-10.
Ảnh minh họa |
Lực lượng Mỹ đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngay sau sự việc. Hai nước cũng đã khẩn trương mở cuộc tìm kiếm trong suốt ba ngày nhưng không phát hiện quả đạn thất lạc.
"Quan chức Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ cuộc tìm kiếm ngày 16/10 sau khi đánh giá quả đạn không gây nguy hiểm cho ai do rơi ở nơi hẻo lánh", Trung úy de La Fe nói.
Không quân Mỹ cho biết, vụ đánh rơi vũ khí là tình huống đơn lẻ và không đòi hỏi áp lệnh cấm bay với toàn bộ cường kích A-10 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, chỉ huy Không đoàn số 51 đã lập tức áp dụng thêm nhiều biện pháp để giảm nguy cơ tái diễn sự cố trong tương lai.
Được biết, chiến đấu cơ Mỹ khi huấn luyện thường mang mô hình vũ khí để giúp phi công làm quen với kỹ thuật công kích và đặc tính khí động học của vũ khí, cũng như tiết kiệm chi phí diễn tập. Các quả đạn huấn luyện không chứa thuốc nổ và động cơ, thường nhồi vật liệu như bê tông để có khối lượng tương đương vũ khí thật, được sơn màu xanh dương hoặc có vạch chỉ thị xanh dương để phân biệt với khí tài chiến đấu.
Trước đó, máy bay quân sự Mỹ cũng từng nhiều lần đánh rơi vũ khí và trang thiết bị, trong đó có nhiều vụ gây thiệt hại hàng triệu USD. Bên cạnh đó việc đánh rơi vũ khí khiến cho giới quan sát lo ngại về sự an toàn nếu chẳng may chúng rơi trúng vào thường dân.
Hội đồng Bảo an LHQ bác đề xuất của Mỹ gia hạn cấm vận vũ khí Iran |
Mỹ thử nghiệm thành công đạn pháo thông minh như tên lửa, có thể đổi hướng trên hành trình bay |