Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
11:12 | 09/09/2024 GMT+7

Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử

aa
Nằm giữa lòng thành phố Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, Cung điện Mùa Đông không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn là biểu tượng quyền lực và sự thịnh vượng của đế chế Nga.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên
Vodka: "quốc tửu" Nga

Vẻ đẹp kiến trúc và nội thất hoàng gia

Được xây dựng từ năm 1754 đến 1762 trên diện tích 90.000m2 theo lệnh của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna và thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Bartolomeo Rastrelli, Cung điện Mùa Đông thể hiện đỉnh cao của phong cách Baroque tại Nga. Nhìn từ sông Neva, cung điện nổi bật với màu xanh ngọc bích pha trắng đặc trưng. Điểm nhấn trước cung điện là cổng Khải hoàn môn với sáu tượng ngựa chiến bằng đồng, biểu trưng cho chiến thắng của Nga trước Napoleon vào năm 1812. Mỗi chi tiết, từ các hoa văn tinh tế đến tượng thần, đều được chế tác công phu, tạo nên một tổng thể hài hòa và đầy ấn tượng.

Cung điện Mùa Đông bên dòng sông Neva ở St.Petersburg (Liên bang Nga). (Ảnh: KT)
Cung điện Mùa Đông bên dòng sông Neva ở St.Petersburg (Liên bang Nga). (Ảnh: KT)

Bên trong cung điện, các phòng nghi lễ nhà nước như phòng Quốc Huy, cầu thang Jordan và phòng Thánh George cực kỳ tráng lệ. Trần và tường của cung điện được trang trí bằng những bức tranh dát vàng và những chi tiết nghệ thuật tinh xảo. Hành lang Loggias Raphael nổi bật với các bức tranh Kinh Thánh mô phỏng vẻ đẹp nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng, thể hiện rõ sự ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật phương Tây đối với kiến trúc Nga.

Biểu tượng quyền lực và sự thịnh vượng

Cung điện Mùa Đông với hơn 1.000 phòng, 117 cầu thang và 2.000 cửa sổ là một trong những biểu tượng quyền lực vĩ đại nhất của đế chế Nga. Để xây dựng công trình này, hơn 4.000 nghệ nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thực hiện. Công trình sử dụng khoảng 5 triệu viên gạch và vô số loại đá quý như đá hoa cương, đá malachite... nhập khẩu từ Italy, Phần Lan và nhiều nơi khác. Những cột đá granit xám nguyên khối trong cung điện, đặc biệt là Bảo tàng Hermitage là những cột đá nguyên khối cao nhất thế giới.

Cung điện là một kỳ tích kỹ thuật cho thời kỳ này, với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến về kết cấu đá và kỹ thuật làm móng trên nền đất yếu của St.Petersburg. Các tầng ngầm của cung điện được xây dựng với hệ thống chống thấm tiên tiến nhằm bảo vệ công trình khỏi sự ẩm mốc từ sông Neva, giúp cho cung điện trường tồn qua thời gian.

Cầu thang Jordan ở khu vực lối vào của Cung điện Mùa Đông. Vào ngày Lễ Hiển linh, Sa hoàng xuống cầu thang hoàng gia để tham dự Đại lễ Nước vĩ đại trên sông Neva, kỷ niệm lễ rửa tội của Chúa Giêsu trên sông Jordan.(Ảnh: richedwardsimagery)
Cầu thang Jordan ở khu vực lối vào của Cung điện Mùa Đông. Vào ngày Lễ Hiển linh, Sa hoàng xuống cầu thang hoàng gia để tham dự Đại lễ Nước vĩ đại trên sông Neva, kỷ niệm lễ rửa tội của Chúa Giêsu trên sông Jordan.(Ảnh: richedwardsimagery)

Sau trận hỏa hoạn vào tháng 12/1837, Sa hoàng Nicholas I ra lệnh xây dựng lại cung điện. Nội thất xa hoa được tái tạo dưới sự giám sát của các kiến trúc sư Vasily Stasov và Alexander Briullov, với sự pha trộn giữa các yếu tố hiện đại và cổ điển, hoàn thành chỉ trong một năm.

Trong suốt thế kỷ 20, Cung điện Mùa Đông đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như cuộc thảm sát Ngày Chủ Nhật đẫm máu năm 1905 đến Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Đây là những sự kiện đã làm thay đổi diện mạo chính trị - xã hội nước Nga, đồng thời gắn kết lịch sử cung điện với những chuyển biến lớn của thời đại.

Bảo tàng Hermitage - Trung tâm văn hóa toàn cầu

Năm 1917, Cung điện Mùa Đông chính thức trở thành một phần của Bảo tàng Nhà nước Hermitage, nơi lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật quý giá. Trong số đó có 15.000 tác phẩm hội họa nổi tiếng, 12.000 bức tượng, 620.000 bản khắc và tranh phác họa, 1 triệu phù điêu, tiền đồng và huy hiệu kỷ niệm... Với các tác phẩm hội họa, tượng điêu khắc, bản khắc và các hiện vật lịch sử từ khắp nơi trên thế giới, Hermitage không chỉ là một bảo tàng nghệ thuật hoàng gia mà còn là trung tâm bảo tồn di sản văn hóa toàn cầu.

Cung điện Mùa Đông - kiệt tác kiến trúc và lịch sử
Bảo tàng Hermitage là điểm đến không thể bỏ qua đối với khách du lịch quốc tế khi đến St.Petersburg. (Ảnh: theartnewspaper).

Một số hiện vật nổi tiếng tại đây như: bức tranh "Madonna Litta" và "Benois Madonna" của Leonardo da Vinci; "Madonna Conestabile" của Raphael; bức tượng điêu khắc "Crouching Boy" của Michelangelo; chiếc đồng hồ chim công do nhà kim hoàn người Anh James Cox chế tác vào những năm 1770... Mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện lịch sử độc đáo, tạo nên một không gian tràn ngập nghệ thuật và giá trị văn hóa.

Đồng hồ chim công do nhà kim hoàn người Anh James Cox chế tác được trưng bày tại Bảo tàng Hermitage. (Ảnh: atlasobscura.com)
Đồng hồ chim công do nhà kim hoàn người Anh James Cox chế tác được trưng bày tại Bảo tàng Hermitage. (Ảnh: atlasobscura.com)

Thách thức bảo tồn

Bên cạnh những giá trị văn hóa và lịch sử, Cung điện Mùa Đông đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc bảo tồn công trình và các tác phẩm nghệ thuật bên trong. Sự xuống cấp tự nhiên của kiến trúc, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với tác động của lượng du khách lớn đang làm gia tăng áp lực lên cung điện.

Chính quyền Nga đã triển khai nhiều biện pháp nghiêm ngặt để bảo tồn di sản này. Các hệ thống cảm biến hiện đại giúp giám sát độ ẩm và điều chỉnh nhiệt độ bên trong cung điện, ngăn ngừa sự xuống cấp của công trình. Công nghệ chống thấm và hệ thống thông gió cải tiến cũng đã được áp dụng nhằm bảo vệ cấu trúc và các hiện vật quý giá. Chính quyền cũng cải tiến hệ thống quản lý khách tham quan, bao gồm việc kiểm soát số lượng du khách vào các khu vực quan trọng nhằm giảm thiểu tác động lên cung điện.

Những nỗ lực bảo tồn này không chỉ giới hạn trong nước Nga. Hermitage nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Viện Getty và UNESCO. Viện Getty, một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về bảo tồn nghệ thuật, đã hợp tác trong việc bảo tồn các bức tường và trần nhà có niên đại từ thế kỷ 19. Các chuyên gia bảo tồn của Getty đã mang đến những công nghệ tiên tiến để khôi phục những phần kiến trúc bị hư hỏng do thời gian và biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, UNESCO đã công nhận Cung điện Mùa Đông là di sản thế giới vào năm 1990, cung cấp tài chính và hỗ trợ chuyên môn cho các dự án bảo tồn. Hermitage cũng hợp tác với Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) để chia sẻ kiến thức và công nghệ bảo tồn tiên tiến, đảm bảo rằng các tiêu chuẩn bảo tồn cao nhất luôn được duy trì.

Cung điện trong ký ức và văn học

Cung điện Mùa Đông không chỉ là di sản kiến trúc mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Trong văn học Nga, hình ảnh cung điện đã xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết lịch sử, bao gồm "Cung điện Mùa Đông" của Eva Stachniak hay trong kiệt tác "Chiến tranh và Hòa bình" của Tolstoy. Cung điện là bối cảnh của nhiều bộ phim kinh điển, điển hình như "October: Ten days that shook the world" (Tháng Mười: 10 ngày làm rung chuyển thế giới) của Sergei Eisenstein, ghi lại sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga.

Các bức tranh trên trần nhà tại Cung điện Mùa Đông. (Ảnh: richedwardsimagery)
Các bức tranh trên trần nhà tại Cung điện Mùa Đông. (Ảnh: richedwardsimagery)

Đối với nhiều người Việt Nam từng học tập và làm việc tại Liên Xô, Cung điện Mùa Đông để lại dấu ấn sâu sắc. Các chuyến tham quan cung điện là một phần không thể quên của ký ức về sự vĩ đại của nước Nga thời kỳ hoàng gia.

"Khi đặt chân đến St.Petersburg, điều đầu tiên tôi muốn làm là thăm lại Cung điện Mùa Đông", ông Lê Quang Huy, một cựu sinh viên Việt Nam tại Liên Xô kể. "Đó không chỉ là một công trình kiến trúc vĩ đại, mà còn là một phần ký ức sâu đậm trong lòng chúng tôi, những người đã sống và học tập tại nước Nga. Hình ảnh cung điện giữa những lớp tuyết trắng xóa mùa đông và dòng Neva đóng băng đã khắc sâu trong tâm trí tôi về sự bền vững của nền văn hóa Nga".

PGS.TS Bùi Minh Trí, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Saint Petersburg đã viết bài thơ "Cung điện Mùa Đông", thể hiện sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp và sự tráng lệ của công trình.

Dưới đây là bài thơ "Cung điện Mùa Đông":

Ta lắng nghe tiếng thì thầm

Vọng lên từ Neva biêng biếc

Đại đế Pie tâm tình cùng mugic

Lâu đài nghệ thuật tạo nên

Trở thành Thế giới kỳ quan

Sáng danh Elizabeth

Hoàn cầu ngợi ca bất tuyệt

Paris, Thành Lê sóng đôi

Về đây kiến trúc muôn đời

Nền phòng đá hoa lộng lẫy

Nghệ thuật khắp nơi bừng dậy

Nàng tiên soi mình Neva

Công trình nét vẽ nên thơ

Cung điện Hoàng gia rực rỡ

Tượng tranh kim cương đồ quý

Rạng danh thế giới bảo tàng

Nghệ thuật gom cả trần gian

Cách tân đan xen cổ điển

Ta như lạc vào cung quảng

Sáng niềm tinh tế nhân dân.

Yakutia: Lửa sống trên vùng băng tuyết Yakutia: Lửa sống trên vùng băng tuyết
Nhà hát Bolshoi: Một thế giới âm nhạc hoàn hảo Nhà hát Bolshoi: Một thế giới âm nhạc hoàn hảo

Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hệ thống đường ống dẫn dầu Nga: con đường năng lượng có một không hai trên thế giới

Hệ thống đường ống dẫn dầu Nga: con đường năng lượng có một không hai trên thế giới

Tổng chiều dài hơn 50.000 km, cung cấp khoảng 10-12% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu năm 2022, xuyên qua vùng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đến các khu rừng rậm và núi non hiểm trở của Siberia... những đường ống dẫn dầu - con đường năng lượng của Nga - đã trở thành xương sống của nền kinh tế, củng cố vị thế trên trường quốc tế và là biểu tượng cho tinh thần kiên cường của nước Nga.
Dịch giả Thúy Toàn: Người “hoà nhịp” cho tình yêu văn chương Nga - Việt

Dịch giả Thúy Toàn: Người “hoà nhịp” cho tình yêu văn chương Nga - Việt

Dịch giả Thúy Toàn, với hơn sáu thập kỷ gắn bó với văn học Nga, đã trở thành một nhân chứng sống động cho sự giao thoa văn hóa Việt - Nga. Qua những bản dịch xuất sắc từ thơ Pushkin đến các tác phẩm văn học kinh điển, ông đã thắp lên ngọn lửa đam mê văn học Nga trong lòng người Việt.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Baikal: kỳ quan của tự nhiên

Hồ Baikal, nằm tại miền đông Siberia của Liên bang Nga, không chỉ là hồ nước ngọt sâu nhất mà còn là hồ cổ xưa nhất trên hành tinh. Với vẻ đẹp hoang sơ, bề dày lịch sử và giá trị sinh thái đặc biệt, Baikal nổi bật như một báu vật của Trái đất, chứa tới 20% lượng nước ngọt bề mặt của thế giới, tương đương khoảng 23.600 km³ nước.

Các tin bài khác

Tờ Il Foglio (Italy) ra mắt số báo đầu tiên do trí tuệ nhân tạo thực hiện

Tờ Il Foglio (Italy) ra mắt số báo đầu tiên do trí tuệ nhân tạo thực hiện

Ngày 18/3, tờ báo Italy Il Foglio đã chính thức xuất bản một ấn bản đặc biệt mang tên Il Foglio AI, trong đó toàn bộ nội dung, từ viết bài, đặt tiêu đề đến trích dẫn nguồn tin, đều do trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm. Số báo này xuất hiện trên các kệ báo dưới dạng ấn bản khổ lớn cũng như trên nền tảng trực tuyến.
Singapore báo động về lừa đảo trực tuyến

Singapore báo động về lừa đảo trực tuyến

Một phụ nữ tại Singapore mất 1,2 triệu SGD (gần 23 tỷ đồng) chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng cho kẻ lừa đảo giả danh nhân viên từ Trung tâm Chống lừa đảo của lực lượng cảnh sát Singapore (ASC).
Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Hai đại nạn là chiến tranh và thiên tai đã và đang gieo nhiều tang tóc, đau thương cho loài người. Năm 2025, những nạn này sẽ ra sao và chúng ta cần làm gì để hóa giải? Giới chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học duy vật, tôn giáo và khoa học huyền bí phương Đông có một số nhận định để tham khảo.
Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

44/47 tỉnh ở Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) của nước này trở thành di sản phi vật thể.

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Ngày 27/06, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam – thành viên Tập đoàn Vingroup đã bàn giao mặt bằng Trung tâm Triển lãm Việt Nam với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình đã xác lập vị thế top 10 tổ hợp trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh.
35 suất học bổng Chính phủ du học tại Vương quốc Campuchia năm 2025

35 suất học bổng Chính phủ du học tại Vương quốc Campuchia năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về 20 suất học bổng học đại học và sau đại học và 15 suất học bổng học tiếng Khmer tại Campuchia.
Phiên bản di động