Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ hội và Thách thức: Sản phẩm Thái - Việt vươn ra thế giới
Việt Nam- Thái Lan tiếp tục hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực văn hóa Chiều ngày 11/6, tại Trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã họp trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thái Lan Ittthiphol Kunplome. |
Việt Nam sẽ ngừng nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn gửi Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội thông báo tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan vào Việt Nam. |
Ông Adisai Prasertsri – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cơ hội và Thách thức (CAC: Chance And Challenge). |
Hơn 13 năm kinh doanh tại Việt Nam, CAC đã đạt những thành quả nổi bật gì, thưa ông?
Năm 2008, công ty CAC đã chính thức thành lập và trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong nhập khẩu và phân phối hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) tại Việt Nam. Mục tiêu của CAC là trở thành nhà phân phối thực phẩm Thái số 1 tại Việt Nam với phương châm chọn các sản phẩm cao cấp, chất lượng cao cho người dùng với khẩu hiệu: “Chất lượng cho cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Công ty CAC nhập khẩu và phân phối 8 nhóm mặt hàng tại Việt Nam bao gồm: sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, nước giải khát, hàng tươi sống, bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, nguyên liệu làm bánh, hàng tạp hóa.
Các sản phẩm nổi bật được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và yêu thích mà CAC phân phối có thể kể đến như snack mực Bento, nước thạch trái cây Jele Beautie, bánh que Lotus, bánh và nguyên liệu làm bánh thương hiệu Imperial, sữa đậu nành Soy Secretz, sữa chua uống Dutch Mill, thức uống ca cao lúa mạch Dmalt, muối tắm Abone và nhiều sản phẩm khác. Hiện tại, công ty nhập khẩu và phân phối hơn 350 SKU (mã hàng hóa) cho sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm.
Một số sản phẩm của công ty CAC (Chance And Challenge). |
Công ty CAC hỗ trợ cho các nhà cung cấp sản phẩm của Thái Lan từ khi phát triển sản phẩm mới, sản xuất đến thủ tục xuất nhập khẩu sang Việt Nam, marketing và phân phối sản phẩm.
Sản phẩm sẽ được công ty lấy từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam qua các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Quy mô công ty trải hầu khắp Việt Nam từ Bắc, Trung, Nam với 6 văn phòng, có trụ sở chính ở TP.HCM và chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và 11 kho tổng trên toàn quốc để đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng. Hàng năm, CAC tham dự giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại chương trình Top Thai Brands tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM.
Bà Phayom Nahorkham - Giám đốc CAC chi nhánh Hà Nội cùng đại diện Đại sứ quán Thái Lan tại Top Thai Brands Ha Noi. |
Năm 2010, công ty CAC thiết lập chức năng kinh doanh CAC - Giải pháp thực hiện để cung cấp tài liệu thực thi chất lượng cao của Thái Lan sang Việt Nam. Nhờ sự cố gắng của mình, CAC được Sở Thương mại Thái Lan tại TP.HCM trao tặng giải thưởng “Thailand’s Best Friends” năm 2011 dành cho đơn vị nhập khẩu và phân phối sản phẩm Thái Lan quy mô lớn.
Ba năm liền 2017-2019, công ty CAC Việt Nam được nhận giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu năm do Chi cục thuế quận Tân Bình (TP.HCM) trao tặng.
Công ty CAC tham gia giới thiệu sản phẩm ở triển lãm do Thương vụ Thái Lan thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. |
Xin ông chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn mà CAC đã trải qua trong thời gian kinh doanh tại Việt Nam?
Trong suốt thời gian kinh doanh tại Việt Nam, CAC luôn luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Việt Nam và được phía Việt Nam hỗ trợ. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, công ty vẫn hoạt động tốt và phát triển, mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng về kinh tế, nhất là du lịch hạn chế nên cơ hội bán hàng của công ty cũng khó khăn hơn.
Hơn nữa, đặc thù xuất nhập khẩu mùa dịch, việc nhập khẩu container tăng giá và thủ tục khó khăn hơn trước. Công ty phải tìm kiếm các cơ hội kinh doanh theo các kênh khác như trong lĩnh vực nông sản, công ty đã có sản phẩm thịt heo tươi, trong lĩnh vực công nghiệp, CAC đang trong quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp.
Xin ông chia sẻ về kinh doanh trong môi trường đa văn hóa?
Bên cạnh kinh doanh sản phẩm, công ty hướng đến xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động Việt Nam và tăng cường giao lưu văn hóa hai nước. Công ty có hơn 730 nhân viên, trong đó đa số là người Việt Nam. Ngay cả những vị trí cao trong công ty như Phó Tổng giám đốc cũng là người Việt.
Trong môi trường làm việc đa văn hóa, để kết hợp làm việc hiệu quả giữa các nhân viên, thường những nhân viên Thái làm việc tại CAC đã biết tiếng Việt, nếu chưa biết, công ty đều có hỗ trợ để nhân viên học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có những nét tính cách khác biệt. Muốn kinh doanh tốt, bản thân chúng tôi cũng phải nắm bắt, thấu hiểu tâm lý, tính cách của người Việt. Với 17 năm sinh sống tại Việt Nam, tôi nhận thấy người Việt thẳng thắn, làm việc nhanh nhạy.
Sản phẩm của CAC luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày và với mọi người, mọi lứa tuổi ở Việt Bà Phayom Nahorkham - Giám đốc CAC chi nhánh Hà Nội cùng đại diện Đại sứ quán Thái Lan tại Top Thai Brands Ha Noi. Công ty CAC tham gia giới thiệu sản phẩm ở triển lãm do Thương vụ Thái Lan thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 56 Nam. Ngoài việc bán hàng, CAC thường xuyên tổ chức các lớp học làm bánh, có đầu bếp là người Việt Nam, giới thiệu đến người Việt Nam các công thức làm bánh sử dụng nguyên liệu của công ty để họ cập nhật công thức mới.
Với tôi và các nhân viên CAC, Việt Nam chính là quê hương thứ hai, nên công ty thường xuyên có những hỗ trợ xã hội. CAC đề cao việc giúp đỡ trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các chùa, hỗ trợ cho các sinh viên Việt Nam theo học các khoa tiếng Thái. Thời gian dịch bệnh COVID-19, công ty đã hỗ trợ thực phẩm cho các điểm cách ly tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…
Ông Waurameath Prasertri - Giám đốc CAC chi nhánh Đà Nẵng cùng Tổng Lãnh sự Thái Lan tại thành phố Hồ Chí Minh trao tặng thực phẩm cho điểm cách ly COVID-19 tại Đà Nẵng. |
CAC có kế hoạch gì trong thời gian tới thưa ông?
Với kinh nghiệm của mình, CAC tin rằng thị trường Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn. Không chỉ dừng lại ở mặt xuất nhập khẩu, CAC đang hướng đến sản xuất ngay tại Việt Nam. Về sản phẩm mới, chúng tôi đang có thêm thực phẩm tươi thương hiệu “Andy’ Deli” và đang chuẩn bị ra mắt các sản phẩm thực phẩm đóng hộp.
Thêm nữa, trong năm 2022 CAC sẽ hợp tác cùng nhà sản xuất Thái Lan để sản xuất sản phẩm bánh kẹo trong nước. Nguyên liệu sản xuất chính sẽ dùng 80% nguyên liệu Việt, chỉ nhập khẩu một số từ Thái Lan. Sau khi sản xuất, công ty không chỉ phân phối các mặt hàng này tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài trong khu vực. Vì thế, trong tương lai CAC sẽ càng gắn bó chặt chẽ, lâu dài hơn với Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với Tạp chí Thời Đại, ông Adisai Prasertsri, Tổng giám đốc Công ty TNHH Cơ Hội và Thách Thức (CAC: Chance And Challenge) cho biết: Gia đình ông vốn kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu từ các nước khác sang Thái Lan, trong đó có Việt Nam. Ngoài việc nhập khẩu, gia đình của ông Adisai có kinh doanh, xuất khẩu nước ép trái cây, rau câu từ Thái Lan sang Việt Nam. Ngày 01/6/2005, là lần đầu tiên ông Adisai sang Việt Nam để thăm khách hàng, nơi đầu tiên ông đến là Hà Nội, tiếp đến là Quảng Ngãi. Sau chuyến thăm này, ông đã nhìn thấy tiềm năng phát triển các sản phẩm của Thái Lan ở thị trường Việt Nam. Vì vậy, ông đã quyết định thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng hóa Thái Lan ở Việt Nam. Từ đó đến nay, công ty CAC ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô. Đồng thời, ông Adisai Prasertsri đang là cố vấn danh dự Bộ Thương mại Thái Lan từ năm 2011. |
Phối hợp, thúc đẩy tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan Ngày 30/6/2021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi đã đồng chủ trì Tham khảo Chính trị thường niên lần thứ 8 giữa Bộ Ngoại giao hai nước theo hình thức trực tuyến. |
Thái Lan - Việt Nam phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2025 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong xuất, nhập khẩu giữa hai nước nhằm phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2025 như lãnh đạo cấp cao hai nước đã đặt ra; nhất trí thúc đẩy sớm tổ chức Ủy ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Thái Lan do Bộ trưởng Thương mại hai nước đồng chủ trì. |