Công thức làm bánh nướng trung thu thập cẩm ngon 'nuốt lưỡi'
Thạch Thảo (TH) 12/09/2021 14:03 | Cần biết
Nguyên liệu làm bánh nướng Trung thu thập cẩm
![]() |
Công thức làm bánh nướng trung thu thập cẩm ngon bất bại |
Nguyên liệu vỏ bánh
500gr bột mỳ đa dụng,
1/3 thìa cà phê baking soda,
350gr nước đường,
1 thìa cà phê nước tro tàu,
100gr dầu ăn;
1 lòng đỏ trứng gà,
1 muỗng cà phê rượu mai quế lộ,
Vài giọt màu dừa.
Nguyên liệu làm nhân
100gr hạt điều rang bóc vỏ
100gr mứt bí
100gr mứt sen
100gr hạt dưa rang bóc vỏ
80gr vừng rang
100gr mỡ đường
3 chiếc lạp xưởng
1 -2 nhân trứng muối
8-10 lá chanh để làm nhân thập cẩm.
Nguyên liệu tạo màu mặt bánh
2 lòng đỏ trứng, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê nước màu dừa.
Công thức làm bánh nướng trung thu thập cẩm
![]() |
Bước 1: Lấy một chiếc tô lớn, cho nước đường, trứng, dầu, bơ lạc vào chung. Dùng phới lồng khuấy đều lên cho đến khi tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau, để hỗn hợp nghỉ khoảng 1-2 tiếng.
Bước 2: Sau khi hỗn hợp ở bước 1 đã nghỉ đủ, rây bột mì qua rây lọc để loại bỏ tạp chất, sau đó đổ bột mì vào tô. Dùng spatula trộn đều rồi và bắt đầu nhồi bột.
Chỉ nhồi bột cho đến khi tất cả các nguyên liệu quyện lại với nhau, không nhồi bột quá lâu để tránh bột bị chai, ảnh hưởng đến quy trình tạo hình cho bánh sau này. Sau khi nhồi bột, tiếp tục để bột nghỉ 30-40 phút rồi mới bắt đầu đóng bánh.
Bước 3: Chuẩn bị nhân bánh nướng trong khi chờ bột nghỉ.
+ Nhân bánh nướng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo ý thích cá nhân: nhân thập cẩm, nhân đậu đen, nhân đậu đỏ, nhân trà xanh,… Bạn cũng có thể tự làm ở nhà hoặc mua ngoài hàng đều được.
+ Chia nhân bánh nướng thành nhiều phần bằng nhau, khối lượng của nhân tùy thuộc vào kích thước khuôn bánh và tùy thuộc vào ý muốn thích ăn nhiều nhân hơn hay ăn nhiều vỏ hơn của bạn. Đối với bánh nướng bạn nên chia 1/3 vỏ và 2/3 nhân là hợp lý nhất. Ví dụ: khuôn bánh nướng của bạn là 150g thì phần vỏ là 50g, phần nhân là 100g.
+ Sau khi chia nhân thành từng phần nhớ lấy màng bọc thực phẩm bọc lại để tránh nhân bị khô.
Làm vỏ bánh
![]() |
Bước 4:
Trộn đều bột và banking soda, sau đó khoét lỗ tròn ở giữa rồi cho 350gr nước đường, 1 thìa cà phê nước tro tàu, 100gr dầu ăn; 1 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng cà phê rượu mai quế lộ, vài giọt màu dừa vào và khuấy đều hỗn hợp từ trong ra ngoài rồi nhào nhanh ta cho đến khi hỗn hợp hoà quyện vào nhau. Khối bột làm vỏ cần được bọc kín lại và ủ trong vòng 30 phút.
Bước 5: Tiến hành tạo hình bánh
Rắc 1 lớp bột mì mỏng ra mặt bàn rồi đặt khối bột vỏ bánh sau khi ủ lên để tránh vỏ bánh dính xuống bàn cán. Sau đó chia khối bột thành các phần bằng nhau với tỉ lệ như trên, viên tròn và cán thành miếng mỏng.
Bước 6:
Đặt nhân vào phần vỏ bánh đã cán mỏng, nhẹ nhàng bọc kín nhân bằng vỏ bánh.
Bước 7:
Cho một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh, hoặc dùng bột mỳ khô phủ một lớp mỏng vào khuôn trước khi đóng bánh, sau đó cho khối bánh tròn vào khuôn, rồi ấn nhẹ, và nhấc ra là bạn đã có 1 chiếc bánh với hình mong muốn.
Nướng bánh
![]() |
Bước 8:
Sử dụng lò nướng để nướng bánh, bạn cần làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút rồi cho bánh vào lò. Để bánh vào lò trong vòng 10 phút
Sau khi nướng bánh được khoảng 10 phút, nhấc bánh ra cho tiếp mẻ thứ 2 vào. Lúc này bạn xịt một lớp nước nhẹ trên bề mặt của vỏ mặt bánh mẻ 1, để nguội.
Bước 9:
Dùng chổi lông mềm chấm nhẹ vào hỗn hợp tạo màu vỏ bánh (2 lòng đỏ trứng, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê nước màu dừa) rồi quét nhanh và nhẹ lên mặt bánh.
10 phút sau, đưa mẻ bánh thứ 2 ra và cho lại mẻ bánh đầu tiên vào lại trong lò nướng 10 phút rồi lặp lại quy trình như trên cho lớp bề mặt của bánh lên màu đẹp hơn và bánh chín hoàn hảo. Lặp đi lặp lại 3 lần là bánh chín đảm bảo vỏ mềm, nhân chín đều.
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Quảng Nam đón danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An

Bài viết mới
Công ty Điện lực Điện Biên khẩn trương khắc phục sự cố lưới điện do mưa đá, giông lốc

Thầy Kim Giao Tử chia sẻ cách ứng dụng thước Lỗ Ban trong xây dựng nhà cửa

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.