Công phu nghề dệt đũi ở làng Mẹo (Thái Bình)
Siêu thị Big C của Thái Lan ra đời khi nào, do ai sở hữu? |
Phụ nữ Thái ở Sơn La gìn giữ nghề dệt thổ cẩm |
Ông Hợi bên chiếc cũi dệt đũi của mình. |
40 năm ngồi khung dệt
Bàn tay thoăn thoắt đưa con thoi chạy trên khung dệt, ông Trần Văn Hợi (50 tuổi, thôn Phương La (làng Mẹo), xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) cần mẫn ngồi dệt từng tấm đũi trên khung cửi gia truyền của gia đình mình.
Dù 50 tuổi nhưng ông Hợi đã có 40 năm làm nghề dệt đũi, gia đình ông có nghề dệt đũi, dệt lụa gia truyền đã trải qua mấy đời. Kể về các công đoạn dệt một tấm đũi thủ công, ông chia sẻ: Sợi tơ, đũi được hình thành từ nhộng tằm. Sợi đũi sau khi được kéo và cuốn lại thành từng “vun”, để có thể dệt thành vải đũi cần xử lý nấu thật kỹ cho sợi mềm, tơi.
Sau khi nấu sợi đũi được đánh thành từng ống sợi to rồi lại đánh thành từng suốt nhỏ để cho vào con thoi dệt. Vải đũi và khăn đũi dệt thành từng tấm dài, những tấm vải này sẽ được nấu và nhuộm màu hoặc để thô tùy loại sản phẩm. Nếu là khăn tơ, khăn đũi sẽ thêm công đoạn cắt ra thành từng khăn, xe tua.
Lụa dệt xong, người ta đem chuội, để chuội lụa phải dùng mỡ cơm xôi (là loại mỡ lấy từ các mạc treo dính bên cạnh lòng già của con lợn). Ngâm cho mỡ ngấu, lên mùi, sau đó cho tấm lụa vào ngâm, thấu đều, để chừng nửa ngày cho mỡ bám, ngấm vào từng sợi tơ. Vớt tấm lụa ra căng thẳng trên hai đầu néo để phơi. Sau đó dùng hai bàn tay, tay trên, tay dưới kẹp tấm lụa vào giữa, rồi xoa đi xoa lại để chất mỡ dính chặt vào mặt lụa, xoa đến khi nào cả tấm lụa nổi màu vàng, bóng lên là được. Chuội lụa là khâu rất quan trọng cho chất lượng tấm lụa. Chuội xong dùng các văng căng đều hai mép tấm lụa (để định hình khổ lụa).
Tơ nguyên liệu làm đũi |
Khi lụa đã khô, người ta gấp lại và mang ép qua một đêm để mặt lụa được phẳng, khâu cuối cùng, tấm lụa được cuốn tròn, bọc kín, rồi dùng vồ con hoặc chày đập đều vào, đập đến khi nào thấy tấm lụa mềm, giở ra vẫn giữ được màu vàng nhạt như lông gà con mới nở, đặt bàn tay vào thấy mềm, mát lạnh là được.
Nghề dệt của làng Mẹo nơi ông Hợi sinh ra và lớn lên đã có cách đây khoảng 700 năm. Người làng Mẹo trước đây dệt lụa trên khung cửi rất đơn giản, ngoài khung dệt để mắc sợi dọc, còn bao gồm con phượng được treo trên xà nhà, nối với hai bàn đạp, là dụng cụ để mở hai lá go, cho con thoi đưa sợi tơ ngang lao qua lao lại, một ba tăng hay gọi là khổ, mỗi khi thoi lao qua, khổ dập vào để đan chặt sợi ngang với sợi dọc.
Nếu như thời vàng son những năm 80 làng đũi mỗi năm dệt 50 nghìn mét vuông đũi, thì nay con số đó đã là hàng triệu. Ông Hợi cho biết, mỗi ngày một người thợ lành nghệ như ông chỉ dệt được 5 - 6m lụa, đũi chiều ngang chỉ rộng 40 - 60cm, dài 2m. Giá bán hiện tại khoảng 500 ngàn một tấm lụa, đũi khổ 50cmx2m. Cũng tùy khổ, tùy chất liệu thì giá tiền có thể lên tới cả triệu đồng cho mỗi sản phẩm thủ công như thế này.
Hy vọng từ nghề truyền thống
Ông Hợi cho biết, chiếc cũi dệt của ông là chiếc cũi đã có tuổi đời ngót nghét trăm năm, và gần như là chiếc cũi dệt còn nguyên lành nhất của làng Mẹo này vẫn đang được sử dụng.
Nghề dệt đũi của làng, dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhiều người bỏ nghề, đi làm thuê khắp nơi. Nhưng với khát khao giữ nghề, những người thợ tay nghề cao trong làng vẫn gắng truyền dạy nghề cho con cháu, tự tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn nâng cấp, đầu tư cải tiến máy dệt thủ công thô sơ thành máy dệt bán tự động, liên hoàn. Sản phẩm của làng nghề từ đó đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Chiếc cũi dệt có tuổi đời ngót nghét cả trăm năm vẫn đang được sử dụng |
Nghề dệt đũi ở làng Mẹo cũng là làng nghề truyền thống, việc dạy nghề, truyền nghề trước đây hết sức công phu và vất vả, vì vậy nó không phát triển mạnh mà chỉ bó hẹp theo quan niệm làng nghề nhưng thực chất là nghề của làng. Đến nay, làng nghề dệt truyền thống ở làng Mẹo đã phát triển đến một tầm cao mới. Trong đó, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, làng nghề đang dần chuyển sang sử dụng các thiết bị máy móc công nghiệp hiện đại. Nhờ đó, làng nghề đã dần cải thiện.
Sản phẩm đũi, lụa cổ truyền của làng đã chinh phục khách trong và ngoài nước bởi đặc tính độc đáo dầy dặn nhưng mềm mịn, mát tay, vải mặc rất thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, lại rất bền, dễ giặt sạch, tẩy trắng và mau khô.
Công đoạn nấu sợi đũi và đánh thành từng ống sợi |
Ông Trần Bá Cao - Chủ tịch UBND xã Thái Phương cho biết: Trải qua những thăng trầm của thời gian, làng nghề Phương La không chỉ đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa lớn, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, diện mạo làng quê thay đổi mà còn gìn giữ những nét đẹp văn hóa của cha ông.
Không muốn dựa dẫm, cụ ông 75 tuổi viết đơn xin thoát nghèo Cụ ông sinh năm 1945 ở Quảng Ninh nhiều năm nằm trong diện hộ nghèo, mới đây đã viết đơn gửi cơ quan chức năng ... |
Nghề "giật lùi" ở miền biển lặng Những người phụ nữ, những cậu bé mặt cúi gầm xuống bọt sóng, chân tay thoăn thoắt cầm cần cào sục sạo dưới bãi cát. |
Long đong nghề "nặng mùi nhất" trong các nghề ở nơi cửa biển miền Trung Bên ven biển Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) có một nghề hết sức đặc biệt. Không nguy hiểm, không độc hại, không nặng nhọc, ... |