Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
08:32 | 16/06/2019 GMT+7

Phụ nữ Thái ở Sơn La gìn giữ nghề dệt thổ cẩm

aa
Những thước vải thổ cẩm sặc sỡ với nhiều họa tiết cầu kì, tỉ mỉ đang được những người phụ nữ Thái ở phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La dệt mỗi ngày. Với tình yêu tha thiết dành cho nghề dệt thổ cẩm, một số bà, mẹ người Thái nơi đây vẫn miệt mài ngày, đêm làm bạn với từng đường kim, sợi chỉ.
Nuôi gà chân dài như "siêu mẫu", U70 xứ Lạng thu 500 triệu/năm Nhốt cá vào lồng, hết cảnh treo niêu mà cả làng còn đổi đời Chuyện lạ Thái Bình: Nuôi thứ nước xanh lè mà "rót" ra hàng tỷ đồng

Được thành lập vào năm 2015, Hợp tác xã (HTX) Nặm La là nơi quy tụ của 10 hộ nông dân thuộc bản Giảng Lắc, P.Quyết Thắng (TP. Sơn La), do bà Cà Thị Thỏa (SN1960) làm Giám đốc. Là một người con dân tộc Thái, lại có tri thức, bà Thỏa nhận thấy những giá trị truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một trong đời sống hiện đại, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam
Những người phụ nữ Thái ở TP. Sơn La vẫn miệt mài với công việc dệt vải thổ cẩm mỗi ngày.

Vì vậy, sau khi nghỉ hưu, bà đã bàn với một số gia đình cùng bản góp đất, góp tiền, thành lập HTX Nặm La với mục đích giới thiệu các sản phẩm thổ cẩm cùng ẩm thực dân tộc Thái đến nhiều khách hàng. “Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được nhiều bà con người Thái tự làm để phục vụ trong gia đình, làm quà cho con gái về nhà chồng. Nhưng ngày nay, có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp xuất hiện với giá thành rẻ, chất lượng thấp làm lệch lạc đi bản sắc của những thước vải thổ cẩm truyền thống. Hơn nữa, lớp trẻ hiện nay ít quan tâm đến nghề này làm cho nghề dệt truyền thống dần biến mất đi", bà Thỏa tâm sự.

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam
Toàn bộ các loại vải cũng như sản phẩm của HTX Nặm La đều được bà Thỏa và những thành viên khác dệt và may thủ công.

Những ngày mới thành lập, HTX Nặm La đầu tư 10 khung dệt vải và kêu gọi những người có kinh nghiệm dệt vải tham gia vào tổ dệt. Bà Thỏa lặn lội đi tìm nơi cung cấp các loại chỉ may và bông gạo chất lượng cao về làm nguyên liệu sản xuất. Để cạnh tranh được với các sản phẩm thổ cẩm công nghiệp giá rẻ, bà Thỏa không chọn đối đầu về giá mà chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng tới đối tượng khách hàng là những người thực sự quan tâm, yêu thích các sản phẩm truyền thống.

Các sản phẩm đều được dệt tay, đúng quy trình, các họa tiết trên vải được thêu theo đúng phong cách hoa văn của người Thái như hình thoi, quả trám, hoa ban cách điệu... Những thước vải sặc sỡ, được dệt rất cẩn thận nên tốn khá nhiêu thời gian và đòi hỏi người thợ dệt phải kiên trì, khéo léo. Từ những thước vải ấy sẽ được các chị, các mẹ cắt may và tạo ra các sản phẩm quen thuộc của người Thái như: Quần, áo, chăn đắp, túi đeo, đệm…

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam

Được làm từ chất liệu tốt và dệt cẩn thận nên những thước vải thổ cẩm rất dày dặn, sợi vải mịn, các hoa văn, họa tiết nổi bật.

Để đảm bảo chất lượng tối ưu cho từng sản phẩm, các thành viên đã phân công công việc cho nhau, mỗi người chuyên một công đoạn riêng. Trong đó, có người chuyên dệt vải, người phụ trách may áo, người chuyên may túi và người may chăn đệm. Hàng ngày, sau khi hoàn thành công việc của mình, mọi người họp nhau lại, trao đổi về kĩ thuật, kinh nghiệm trong nghề cũng như đưa ra giải pháp để giới thiệu sản phẩm đến nhiều khách hàng.

“Sản phẩm tốt thôi chưa đủ, quan trọng phải có được đầu ra ổn định. Đấy cũng là điều mà chúng tôi đang gặp khó khăn hiện nay. Bởi vì nhu cầu về vải thổ cẩm đang dần ít đi. Những người Thái hiện đại bây giờ cũng không còn dùng các sản phẩm thổ cẩm nhiều như trước nữa, họ chuyển sang dùng các loại áo, chăn, đệm…được may sẵn. Các sản phẩm thổ cẩm chủ yếu làm đồ lưu niệm cho du khách, một số ít được các gia đình người Thái mua dùng trong các dịp đặc biệt như ma chay, cưới xin, đầy tháng...Nhưng dù có khó khăn thế nào thì chúng tôi vẫn cố gắng duy trì nghề này.” Bà Thỏa chia sẻ thêm.

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam
Bằng tình yêu tha thiết với nghề dệt thổ cẩm và ước muốn gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, những người phụ nữ Thái vẫn kiên trì dệt vải, may vá mặc dù thu nhập từ nghề này không nhiều.

Đang miệt mài bên khung cửi, bàn tay thoăn thoắt theo nhịp thoi đưa, bà Tòng Thị Chum tâm sự: “Từ thời con gái, tôi đã thành thạo với các công việc dệt vải, may vá. Công việc này không khó nhưng cần phải kiên trì. Nếu khéo tay thì dệt vải càng đẹp. Trung bình một buổi tôi dệt được khoảng 8m vải.”

Còn bà Cà Thị Sơ thì cho biết: “Hàng ngày, ngoài việc trồng rau, nuôi gà thì tôi đến HTX dệt vải, may vá. Công việc này không chỉ giúp tôi kiếm được 100.000 đồng/ngày mà còn mang lại niềm vui, giúp tôi được thoải mái thể hiện những kĩ năng may vá trên những thước vải sắc sỡ.”

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam
Túi đựng đồ trang điểm kiểu dáng hiện đại nhưng vẫn đảm bảo được nét truyền thống của người Thái trong từng họa tiết, màu sắc vải.

Hiện tại, HTX đang có 5 lao động đảm nhận công việc dệt và may các sản phẩm thổ cẩm thường xuyên với mức thu nhập ổn định từ 2.000.000- 3.000.000 đồng/tháng. HTX đứng ra nhận đơn hàng, rồi giao nguyên vật liệu cho các thành viên làm và trả tiền theo sản phẩm. Trung bình mỗi tháng, HTX Nặm La thu về từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng từ việc bán các sản phẩm thổ cẩm, trong đó chưa tính chi phí nhân công, nguyên vật liệu.

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam
Những sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại HTX Nặm La, phục vụ cho du khách sau khi ăn uống tại nhà hàng mua về làm quà lưu niệm.

“Dệt thổ cẩm tốn nhiều công sức nhưng lãi không nhiều. Để duy trì được nghề và đảm bảo thu nhập cho các thành viên thì HTX phải trích thêm tiền từ việc kinh doanh ẩm thực dân tộc. Chúng tôi cũng phải cải tiến, làm đa dạng sản phẩm để phù hợp với thị trường như: May hộp đựng đồ trang điểm, các túi đeo nhỏ nhắn cho khách du lịch, hoặc là may đệm bông gạo có thể gấp gọn vào thay vì các loại đệm tấm như trước kia. Bên cạnh bày bán các sản phẩm thổ cẩm của mình ngay tại HTX thì chúng tôi còn đem đi giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm…và đã tạo được ấn tượng với nhiều du khách, quan trọng hơn là giúp họ hiểu thêm về đời sống, văn hóa của dân tộc Thái.” Bà Thỏa chia sẻ thêm.

Chúng ta có thể cảm nhận được lòng yêu nghề, yêu truyền thống văn hóa người Thái trong họ. Với họ, vải thổ cẩm không chỉ là nguyên liệu để may vá mà còn là niềm tự hào, là biểu tượng, vẻ đẹp của người con gái Thái. Với họ, chỉ cần còn sức khỏe, thì họ vẫn còn tiếp tục nghề dệt thổ cẩm.

Xem thêm

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam Hồi sinh lá loon - loài cây thay túi ni lông trong rừng Bình Thuận

Sẽ có người không tin lá loon có thể góp phần bảo vệ được môi trường, nhưng chuyện ấy là sự thật ở tỉnh Bình ...

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam Thanh Hóa: Nắng 40 độ C, đàn bà làng rèn vẫn đập đe bên bếp lửa

Mặc dù, tại tỉnh Thanh Hóa những ngày qua nắng nóng gay gắt, có lúc nhiệt độ lên cao khoảng 40 độ C, nhưng những phụ ...

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam Nỗi nhọc nhằn, gian truân của những con người “bám biển”

Nghề đi biển vốn gian nan nguy hiểm từ bao đời nay. Khi lênh đênh trên biển, các ngư dân phải đối diện với bao ...

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên đảo Bình Ba

Việc khai sáng nghề nuôi tôm hùm thương phẩm bằng lồng, bè tại Bình Ba đã đưa các sản phẩm tôm hùm bông, tôm hùm ...

phu nu thai o son la gin giu nghe det tho cam Núi thiêng chứa báu vật ở Hải Phòng và nỗi kinh sợ của "kẻ cướp mộ"

Vào những năm 40 của thế kỷ trước, quan Pháp đã bắt trai tráng trong làng Mỹ Cụ đào bới núi Rùa, đem đi không ...

Theo Dân Việt
Nguồn:

Tin bài liên quan

CARE tại Việt Nam thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ

CARE tại Việt Nam thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ

CARE tại Việt Nam và Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard (Trung tâm) vừa công bố việc ra mắt Sáng kiến Strive Women – Bừng sáng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ tăng cường sức khỏe tài chính và sức bền của doanh nghiệp.
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ sáng kiến về phòng chống, xóa bỏ lao động trẻ em

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ sáng kiến về phòng chống, xóa bỏ lao động trẻ em

Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần thứ 31, đoàn Việt Nam đã nhất trí với các định hướng tập trung phát triển bền vững, tăng cường hợp tác văn hóa - nghệ thuật và thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ triển khai các sáng kiến trong quá trình hoàn thiện các Tuyên bố ASEAN về phòng chống và xóa bỏ lao động trẻ em.
Trưởng Đại diện UNFPA: Việt Nam đạt nhiều thành tựu về trao quyền cho phụ nữ

Trưởng Đại diện UNFPA: Việt Nam đạt nhiều thành tựu về trao quyền cho phụ nữ

Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024), ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) có bài viết “Phụ nữ và trẻ em gái được quyền đưa ra quyết định của mình”, trong đó khẳng định Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong đầu tư nhằm nâng cao sức khỏe và trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái.

Các tin bài khác

Lũy thép biên phòng toàn dân

Lũy thép biên phòng toàn dân

Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đồng thời xây dựng được thế trận lòng dân vững mạnh, làm nền tảng thực hiện tốt công tác biên phòng.
Gặp gỡ đầu xuân góp phần thúc đẩy hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc

Gặp gỡ đầu xuân góp phần thúc đẩy hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 28/2, tại TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã diễn ra chương trình Gặp gỡ đầu Xuân giữa 4 tỉnh biên giới của Việt Nam gồm Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Tại chương trình, Bí thư 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký kết Biên bản Hội đàm Gặp gỡ đầu Xuân và chứng kiến Lễ ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác hai bên.
Kiên Giang: hơn 200 hộ dân đăng ký tự quản mốc quốc giới

Kiên Giang: hơn 200 hộ dân đăng ký tự quản mốc quốc giới

Đến nay, tuyến biên giới đất liền thuộc tỉnh Kiên Giang có hơn 200 hộ dân đăng ký tự quản mốc quốc giới với gần 50 km đường biên giới, thành lập 17 Tổ an ninh trật tự; khu vực biên giới biển, đảo thành lập 46 Tổ tàu thuyền, bến bãi an toàn.
Xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu mạnh

Xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu mạnh

Ngày 23/2, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân" giai đoạn 2019 - 2024 và gặp mặt, biểu dương, khen thưởng cán bộ Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.

Đọc nhiều

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương ...
Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

“Cá nhân tôi rất tin tưởng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người có tinh thần yêu nước, đức hy sinh và tôn vinh nền độc lập của Việt Nam”.
Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Ngày 26/3/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao (Ủy ban NNVNVNONN) đã phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
hoc sinh mai chau hoa binh no luc ngan chan khung hoang khi hau
Xin chờ trong giây lát...
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử, Bộ Công an đã đề xuất quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài.
1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

1.000 học bổng du học Liên bang Nga cho công dân Việt Nam năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đóng các khoản phí nào?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản năm 2024 được trợ cấp đào tạo, hỗ trợ tiền ổn định cuộc sống

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn 50 ứng viên tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động