Asanzo thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh
Asanzo chính thức kiện báo Tuổi trẻ, đòi bồi thường Điều tra, làm rõ hàng chục doanh nghiệp "ma" nhập khẩu hàng gắn mác Asanzo Kiểm tra gần 30 doanh nghiệp liên quan đến vụ Asanzo |
Chiều 30/8, Công ty cổ phần Tập đoàn Asan (Asanzo) phát đi thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thông cáo, CTCP Tập đoàn Asanzo cho biết: "Hôm nay là 30/8/2019, là thời hạn mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải có kết luận thanh tra Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Công ty Asanzo) chúng tôi, và là dấu mốc 70 ngày kể từ ngày xuất bản bài báo đầu tiên của Tuổi Trẻ cáo buộc chúng tôi gian lận xuất xứ".
"Trong 70 ngày ấy, cứ mỗi ngày chúng tôi phải chi ra ít nhất 1 tỷ đồng do hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Đó là chưa kể còn vô số chi phí hoạt động khác", văn bản từ Asanzo cho hay.
Ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Asanzo |
Cũng theo doanh nghiệp này, đến nay mới chỉ có Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra kết luận rằng việc Asanzo dán nhãn hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" là đúng pháp luật.
"Tuy nhiên, tiếng nói của VCCI không thể thay thế cho kết luận thanh tra của các cơ quan chức năng, và không thể giúp chúng tôi chấm dứt chuỗi ngày khủng hoảng chỉ có chi mà không có thu đang đẩy công ty vào tình trạng kiệt quệ về tài chính lẫn tinh thần", văn bản Asanzo viết.
Vì vậy, Asanzo thông báo, công ty này tạm ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng cho người tiêu dùng.
"Trong hoàn cảnh chưa có kết luận thanh tra, chúng tôi bất đắc dĩ phải thông báo tạm ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng cho người tiêu dùng.
Trong thời gian tạm ngừng hoạt đông, Công ty Asanzo chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo được quyền lợi của người lao động trong khả năng của Công ty và theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Asanzo đã chính thức có thư kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan việc chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra hoạt động, quản lí thương hiệu và một số sản phẩm mang thương hiệu tập đoàn này.
Theo đó, ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Asanzo cho biết, sau 2 tháng vướng nghi vấn lùm xùm thay đổi nguồn gốc xuất xứ, Asanzo mất hơn 80% doanh số so với bình thường, con số thiệt hại ước tính có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng, thị phần sụt giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, công ty này vẫn phải duy trì việc trả lương và chế độ cho 2.000 công nhân viên, tiền kho bãi và nhiều chi phí khác để cố gắng chờ cho đến ngày có kết luận điều tra.
"Trong tình trạng chỉ có chi mà không có thu, công ty chúng tôi lâm vào cảnh kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động công ty, vì thế nếu đến 30/8/2019, nếu không nhận được kết luận theo yêu cầu chủ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, có thể chúng tôi buộc phải cân nhắc xem xét tạm đình chỉ hoạt động, vì không còn khả năng tài chính và vấn đề phá sản là nguy cơ trước mắt đối với công ty", văn bản của Asanzo ghi rõ.
Tại cuộc họp báo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) vào chiều ngày 30/7/2019, Ban chỉ đạo 389 cho biết, dự kiến ngày 30/8 sẽ có kết luận chính thức về vụ việc và công bố rộng rãi. Theo Ban chỉ đạo, nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm sẽ xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu Việt Nam và lợi ích người tiêu dùng.
Ông Tam Asanzo kể thời hàn vi, mong vượt qua "tâm bão" Trong buổi gặp gỡ chuyên đề “Hàng Việt Nam nhìn từ Asanzo” diễn ra sáng 15/8/2019 tại Hà Nội, ông Tam kể thời hàn vi, ... |
Công an, Hải quan, Ban chỉ đạo 389...làm rõ đúng sai của Asanzo Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết các cơ quan chức năng đang tập trung phối ... |
Asanzo chính thức kiện báo Tuổi trẻ, đòi bồi thường Toà án Nhân dân Quận 11 xác nhận vừa nhận đơn khởi kiện của Tập đoàn Asanzo về việc khởi kiện báo Tuổi Trẻ với ... |