Cô dâu rửa bát ngày cưới: Nên ủng hộ hay chỉ trích?
Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới? Từ phục vụ bàn trở thành "nguồn cảm hứng" của cô dâu Việt tại Đài Loan 550 nghìn và bí mật đáng sợ của cô dâu trong đêm tân hôn |
Ngày 23/6, mạng xã hội chia sẻ bức ảnh chụp nhóm cô gái, được cho là cô dâu và bạn bè, đang ngồi rửa bát sau lễ cưới khiến nhiều người quan tâm.
Theo đó, nữ chính còn nguyên lớp trang điểm khá cầu kỳ, mặc bộ váy đơn giản, cùng bạn bè ngồi rửa lượng bát đũa khá lớn sau bữa tiệc cưới. Ngay lập tức bức ảnh nhận được nhiều bình luận trái chiều và câu chuyện cô dâu rửa bát ngày cưới lại được đưa ra tranh cãi sôi nổi.
Chuyện cô dâu rửa bát trong ngày trọng đại nhất đời mình chẳng phải chuyện gì quá mới mẻ. Trái lại, đó trở thành một thói quen, một thông lệ ở nhiều vùng nông thôn, hoặc bất cứ nơi nào làm cỗ cưới tại nhà chứ không đặt tại khách sạn. Sau khi khách ra về, cô dâu cởi bỏ trang phục lộng lẫy, gương mặt vẫn đầy phấn son và chưa kịp tẩy trang, xắn tay xắn áo quét nhà, dọn dẹp mâm cỗ thừa và bê đống bát cao như núi đem đi rửa. Thông lệ này được ngầm hiểu là một phép thử của nhà chồng với nàng dâu mới về. "Nàng dâu mới về, muốn không bị chê cười, muốn được khen là đảm đang, chăm chỉ thì phải ngồi vào mà rửa bát và dọn dẹp, còn chú rể thì say khướt hoặc vẫn ngồi hàn huyên với bạn bè cũng chẳng bao giờ bị phán xét" - một bình luận chua chát về câu chuyện này nhận được nhiều sự đồng tình của cộng đồng mạng.
"Chẳng biết các bạn thế nào. Còn tôi sau khi mời rượu gần 60 mâm khách xong liền thay váy cô dâu vội ra giếng rửa nốt núi bát đĩa. Mặt mũi đầu tóc còn chưa kịp rửa. Khổ lắm, không rửa thì mang tiếng cô dâu này mới về đã lười", một cô dâu khác chia sẻ kinh nghiệm "đau thương"
Bên cạnh những ý kiến không đồng tình, thì cũng có nhiều người cho rằng chuyện này có thể chấp nhận được. Bởi ở nhiều vùng quê, đa số các gia đình tự chuẩn bị cỗ cưới. Mọi việc từ lớn đến bé đều nhờ anh em họ hàng giúp. Nếu như mọi người nấu cỗ rồi thì việc cô dâu vào phụ giúp chút việc sau lễ cưới cũng là điều bình thường và đáng quý.
Trong vô vàn những bình luận đồng cảm với cô dâu trong bức ảnh "rửa bát ngày cưới", nhiều người cũng đưa ra góc nhìn sâu xa hơn. "Phụ nữ sẽ vẫn bị coi thường nếu cứ chấp nhận cảnh rửa bát ngày cưới" là một bình luận đáng chú ý và đáng suy ngẫm.
"Nếu cô dâu chấp nhận rửa bát trong ngày cưới trong khi chồng mình được quyền ngồi chơi thảnh thơi đồng nghĩa với việc cô dâu đó chấp nhận mọi sự bất bình đẳng trong san sẻ việc nhà giữa các thành viên trong gia đình. Nghĩa là sau này, dù cô vợ có rửa bát trọn vẹn 365 ngày một năm, chồng thì gác chân lên ghế xem tivi thì cũng đừng có mà kêu ca, than vãn".
Ngay sau khi ý kiến này được đưa ra, nhiều người ủng hộ và cho rằng không chỉ trích việc cô dâu rửa bát trong ngày cưới, nhưng ít ra chú rể cũng phải có trách nhiệm phụ giúp. Phụ nữ cũng nên lên tiếng đề nghị. Đừng để bản thân mình bị thiệt thòi và đánh giá thấp như vậy. "Ôm đồm quá nhiều cũng là một cái tội. Xã hội giờ đã văn minh hơn, tư duy của mọi người cũng dần tân tiến, vì thế hình ảnh cô dâu chú rể cùng nhau rửa bát trong ngày cưới chắc chắn sẽ là hình ảnh đẹp".
Xem thêm:
Hành trình Thiện Nhân: Từ cậu bé bị bỏ rơi đến nụ cười tỏa nắng sau 13 năm 13 năm kể từ ngày bị bỏ rơi trong vườn hoang với tình trạng một chân phải và bộ phận sinh dục bị mất, Thiện Nhân ... |
Chuyện cổ tích có thật về người thầy nhận nuôi cậu bé tí hon 10 tuổi nặng 3,9 kg Câu chuyện về người thầy đã cưu mang chăm sóc cậu bé tí hon 10 tuổi chỉ nặng 3,9 kg thực sự gây xúc động ... |
Xúc động hình ảnh cô dâu nắm chặt tay cha mắc ung thư trước khi tổ chức lễ cưới (TĐO) - Hình ảnh con gái mặc váy cô dâu nắm tay cha mắc ung thư trước lễ cưới gây xúc động trong cộng đồng ... |