Chuyên gia Ấn Độ: Cần thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ tại Biển Đông
Tàu sân bay Anh tới Biển Đông, Trung Quốc vội nhận vơ "chủ quyền" Ấn Độ "thách thức" Trung Quốc tại Biển Đông Thông điệp cứng rắn Mỹ gửi Trung Quốc khi diễn tập chung với ASEAN trên Biển Đông |
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh do ĐSQ Việt Nam cung cấp |
Ngày 9/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã phối hợp với Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ (NMF) và Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo có chủ đề "Các vùng biển với sự ổn định và phát triển kinh tế trong khu vực".
Đây là hội thảo lần thứ hai về Hợp tác Hàng hải Việt Nam - Ấn Độ do Đại sứ quán Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan trên tổ chức.
Tại hai phiên của hội thảo về "Sự quyết đoán ở Biển Đông, quan điểm từ Việt Nam và Ấn Độ" và "Nhận diện các điểm dễ bị tổn thương về địa chính trị ở Biển Đông: Xác định các lợi ích kinh tế và con đường pháp lý", các học giả đã nhấn mạnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay xuất phát từ các hành vi của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Đồng thời thảo luận về những lợi ích kinh tế cũng như các nguy cơ và thách thức đối với các tuyến hàng hải trọng yếu ở Biển Đông và sự cần thiết phải đảm bảo an ninh, an toàn cho những tuyến đường này phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
TTXVN trích lời bà Aayushi Ketkar, Giảng viên Khoa quan hệ quốc tế Đại học Gautam Buddha của Ấn Độ, cho biết, hành vi của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông không chỉ cản trở tự do đi lại mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác - địa kinh tế là một trong số đó. Khu vực Biển Đông đóng vai trò hết sức trọng yếu đối với an ninh năng lượng trong hiện tại và tương lai. Việc thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ là điều mà các nước như Việt Nam và Ấn Độ cần phải chú trọng. Vì nếu chúng ta không làm được thì không một nước nào khác có thể làm được.
Tàu Hải Dương 8 (bên phải) và tàu hộ tống của Trung Quốc đã có hoạt động xâm phạm vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. |
Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ hai thế giới sau biển San Hô ở phía Đông Australia. Chiều dài của Biển Đông khoảng 3.000km, chiều ngang nơi hẹp nhất từ Mũi Cà Mau đến đảo Borneô thuộc Indonesia gần 1.000km; diện tích khoảng 3.447.106km2, gấp 1,5 lần Địa Trung Hải. Trong biển có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc (diện tích khoảng 150.000km2) và vịnh Thái Lan ở phía Nam (462.000km2).
Biển Đông có con đường hàng hải tấp nập thứ hai trên thế giới, nhiều eo biển thông ra Thái Bình Dương, kết nối với Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca, là đường thủy huyết mạch nối các quốc gia nằm ở Đông Á, Thái Bình Dương với Trung Cận Đông, châu Phi và châu Âu.
Trong đó, Việt Nam là quốc gia ven biển, nằm trên phía Tây của Biển Đông, có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, gấp 3 lần lãnh thổ, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác.
Mặt khác, hơn 55% giao thương của Ấn Độ đi qua các tuyến hàng hải quan trọng như eo biển Malacca. Biển Đông do đó đang trở thành một mắt xích trọng yếu trong tham vọng thương mại của nước này.
Tuy nhiên, Biển Đông gần đây căng thẳng khi nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Nam Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu nước này rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Liên mình châu Âu và Ấn Độ đã lên tiếng phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều ra thông cáo chỉ trích Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông, làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực và vi phạm các quy tắc quốc tế.
Mới đây nhất, ngày 4/9, Nga, Ấn Độ thống nhất mở tuyến đường biển mới, trong đó có đoạn trên Biển Đông, nhằm tăng cường giao thương, ký biên bản ghi nhớ về tuyến hàng hải mới tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở thành phố Vladivostok trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tuyến hàng hải mới dài 10.460 km sẽ kết nối thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga với thành phố Chennai, phía đông Ấn Độ và sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa hai nước so với tuyến đường biển dài hơn 16.000 km nối TP Saint Petersburg và thủ đô Mumbai hiện nay. Đáng chú ý, một đoạn của con đường này cũng băng ngang qua khu vực biển Đông./.
Xem thêm
CNN lên án Trung Quốc, dẫn nhiều bằng chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Mới đây, trên CNN có bài viết của tác giả Brad Lendon đưa ra những bằng chứng cho thấy chủ quyền của Việt Nam với ... |
Liên minh châu Âu quan ngại về bất ổn trên Biển Đông gần đây Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/8 ra thông cáo nêu rõ quan điểm về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây, cho ... |
Anh, Đức, Pháp cùng bày tỏ lo ngại về căng thẳng ở Biển Đông Anh, Đức và Pháp đã ra một thông cáo chung hôm 29/4 cho biết họ lo ngại về căng thẳng ở Biển Đông, nguy cơ ... |
Tàu khu trục Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông Tàu khu trục tên lửa USS Wayne E.Meyer đã đi vào phạm vi 12 hải lý trong khu vực hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc ... |