Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân
Trịnh Thị Liên thích đi học nhưng chỉ đến lớp 2, căn bệnh xương thủy tinh quái ác khiến cô gái sinh năm 1990 phải nghỉ học thường xuyên, đi khắp các bệnh viện chữa trị và đến lớp 4 thì phải nghỉ hẳn. Vùng quê Thụy Nội, Yên Lương, Ý Yên (Nam Định) đã chứng kiến một tuổi thơ buồn bã của Liên bên cạnh những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng sự nghiệt ngã nào đã chịu buông tha cô, năm 2015 một bên chân của Liên bị hoại tử, bác sĩ bảo phải cắt chân, lúc đó Liên như rơi vào tuyệt vọng và không còn thiết tha gì với cuộc sống này.
Cơ thể khiếm khuyết, Liên trở thành chủ đề bàn tán của bạn bè, của làng xóm. Những cái nhìn ác ý, những lời lẽ cay nghiệt cứ thế dội vào trong tâm hồn Liên biến cảm xúc của Liên trở nên chai sạn giống như bàn tay cô.
Dù mắc chứng bệnh xương thủy tinh nhưng Trịnh Thị Liên vẫn cố gắng vươn lên. |
Những đau đớn tột cùng về thể xác và tinh thần không quật ngã được Liên bởi trên con đường ấy cô không hề đơn độc bởi sự đồng hành bền bỉ, vô điều kiện của những người thân yêu, niềm tin thôi thúc từ sâu trong con người nhỏ bé đã giúp Liên vượt qua giới hạn của bản thân.
Không muốn trở thành gánh nặng của gia đình, người thừa của xã hội, Liên quyết chí tìm học một nghề nào đó để có thể tự nuôi sống được bản thân. Cô rất muốn được học nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ, một công việc mà tưởng chừng chỉ giành cho những người khỏe tay mạnh chân, cuối cùng cũng phải chịu khuất phục trước cô gái có tinh thần mạnh mẽ.
Bỏ lại đằng sau những cảm xúc tiêu cực, thời gian còn lại Liên miệt mài vào công việc, cô gái 9x rất tự hào về những sản phẩm do chính bàn tay của mình tạo ra.
Vượt qua mọi định kiến, Liên quyết định dựng xây một cuộc sống mới của riêng mình. Cô muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình "tàn nhưng không phế", những thứ mà người khác làm được thì cô cũng làm được. Nhưng nỗ lực phấn đấu vươn lên đã giúp Liên trở thành người phụ nữ hạnh phúc.
….Và rồi hạnh phúc đã mỉm cười với Liên.
Qua mạng xã hội, Liên đã làm quen với Phạm Văn Chung, một thanh niên cùng xã làm nghề thợ hàn. Hai người thường xuyên tâm sự, trò chuyện, cảm mến rồi yêu thương nhau. Và bây giờ anh Chung chính là người chồng, bờ vai vững chắc cho Liên.
Hạnh phúc mỉm cười khi có người chồng yêu thương hết mực. |
Anh Chung cho biết dù là một người gặp khiếm khuyết về cơ thể nhưng Liên luôn lạc quan yêu đời, mạnh mẽ trong cuộc sống. Không những thế Liên còn biết nấu ăn rất ngon, rất khéo léo trong cư xử giữa mẹ chồng nàng dâu và anh em họ hàng. Và sự vui vẻ, lạc quan của Liên đã tiếp thêm năng lượng để anh làm việc hăng say hơn, quyết một lòng cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Chính niềm tin đã giúp Liên vượt qua thử thách của số phận, niềm tin giúp cô tin vào tình yêu và niềm tin giúp cô luôn tin vào một cuộc sống tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực, ý chí mạnh mẽ, Liên đã vượt lên số phận để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình và truyền cảm hứng, nghị lực cho những người khuyết tật, giúp họ có niềm tin vào cuộc sống.
Ở tuổi 30, cô bé Liên đầy nghị lực ngày nào giờ đây đang cùng chồng đang mong muốn thực hiện ước mơ mở được lớp dạy nghề chạm khắc gỗ miễn phí cho người khuyết tật, góp phần giúp họ vươn lên, sống hòa nhập với cộng đồng.
Món quà của Tập đoàn Tân Hiệp Phát gửi đến cho Liên trong chương trình. |
Trong chương trình Nối trọn yêu thương phát sóng trên kênh VTV1 Liên đã nhận được món quà vô cùng ý nghĩa đến từ nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, cùng với lời chúc Liên sẽ sớm thực hiện được mong ước của đời mình, được cống hiến nhiều hơn, làm nhiều điều ý nghĩa hơn cho cộng đồng người khuyết tật.
Là đơn vị đồng hành cùng chương trình từ những ngày đầu tiên, chị Trần Uyên Phương- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ “Tôi cảm cảm thấy một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ từ mỗi nhân vật trong chương trình Nối trọn yêu thương. Dù mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi đối diện trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống, các bạn luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình, cũng như truyền cảm hứng cho tôi và tất cả mọi người. Hy vọng rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một sự ghi nhận và giúp ích cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống”. |
Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng Sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Và từ đây, internet kéo theo một số thay đổi trong cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư, trong phong cách, thói quen, sở thích,... của nhiều người. Riêng về ngôn ngữ, bên cạnh những yếu tố tích cực, tiếp cận kịp thời sự phát triển của khoa học-công nghệ, đã xuất hiện thói quen sử dụng "ngôn ngữ mạng" lệch chuẩn ở một bộ phận người dùng với nhiều hạn chế có thể tác động tiêu cực đến giới trẻ, nên sớm cần được quan tâm chấn chỉnh cho phù hợp. |
Chàng trai khiếm thị với tình yêu âm nhạc Sinh ra đã bị khiếm thị nhưng anh Nguyễn Hữu Phước (30 tuổi), ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) đã mạnh mẽ vượt lên số phận, để sống với đam mê và khát vọng, chinh phục thành công trong lĩnh vực âm nhạc. |
“Vũ điệu lửa” của những chàng trai Pà Thẻn Trong tiếng nhịp gõ dồn dập từ nhạc cụ cùng bài cúng của Nghệ nhân dân gian Liều Văn Việt, những đôi tay, chân trần của nam thanh niên Pà Thẻn, thôn Minh Thượng, xã Tân Lập (Bắc Quang, Hà Giang) như có sức mạnh diệu kỳ, cứ thế hòa vào đống lửa rực than hồng. Trong đêm sương giá, họ đã tạo nên những “vũ điệu lửa” vừa huyền bí, vừa mê hoặc làm say lòng du khách mỗi dịp Tết đến, Xuân về. |