Chủ tịch VCCI: Báo chí như “người tình” của doanh nghiệp
Tin giả - Đại dịch của thế kỷ 21 Không có chuyện báo chí “nhường sân” cho Facebook đâu! Báo chí hiện đại trên nền tảng công nghệ số |
Chiều 17/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp và báo chí năm 2019”.
Tham dự sự kiện, có TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI; ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; lãnh đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và đại diện nhiều doanh nghiệp, cùng đông đảo phóng viên, nhà báo.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh sự đóng góp hết sức quan trọng của lực lượng doanh nghiệp (DN) và doanh nhân đối với xã hội, đồng thời tái khẳng định báo chí luôn đồng hành cùng với DN.
Theo ông Hồ Quang Lợi, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng đối với DN như phản ánh môi trường kinh doanh, thành tựu, kết quả nổi bật, mô hình làm ăn tốt, kinh nghiệm hay của giới doanh nghiệp - doanh nhân; thông tin về thị trường trong nước và quốc tế.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu tại sự kiện |
Ông Hồ Quang Lợi đặc biệt đề cao vai trò hoạch định chính sách của báo chí đối với DN. Báo chí góp sức tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, thuận lợi cho DN, từ đó thực sự trở thành cầu nối giữa DN với Nhà nước, với xã hội, với cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, báo chí còn góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho DN. “Không có một doanh nghiệp nào có thể thành công mà không quan tâm đúng mức đến báo chí và truyền thông” - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
Ông Hồ Quang Lợi nhận định: Hoạt động của DN và doanh nhân là nguồn đề tài phong phú, sống động của báo chí. Đồng thời, đây cũng là nguồn lực về tư liệu sống, về tài chính để báo chí có môi trường hoạt động tốt thông qua việc quảng bá xây dựng hình ảnh, quảng cáo giới thiệu, tổ chức sự kiện truyền thông.
Chia sẻ ý kiến tại diễn đàn, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc cũng đặc biệt nhấn mạnh sự đồng hành, phối hợp tốt của báo chí với DN, đồng thời khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của báo chí truyền thông với cộng đồng DN, doanh nhân.
Toàn cảnh sự kiện |
Ông Lộc cho hay: Báo chí tiên phong trong lĩnh vực văn hóa, doanh nghiệp tiên, phong trên mặt trận kinh tế. Chính vì vậy, việc báo chí tập trung công sức, bài vở và tâm huyết vào DN là điều dễ hiểu và ngược lại.
“365 ngày thì ngày nào cũng là ngày của nhà báo... Báo chí như “người tình” của DN. Chẳng tổ chức xã hội nào có thể đi sâu vào đời tư, đời riêng của mỗi DN, mỗi doanh nhân như báo chí” - ông Vũ Tiến Lộc nhận xét.
Ông Lộc cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà báo, phóng viên đã sát cánh, bảo vệ DN còn hơn chính các DN bảo vệ lẫn nhau. Theo Chủ tịch VCCI, trên thực tế, có những nhà báo thực sự được DN coi là “hiệp sĩ báo chí”.
Mặc dù vậy, cũng theo ông Lộc, báo chí cũng gây không ít oan sai, thiệt hại cho DN khi hình ảnh của DN bị báo chí phản ánh thiếu trung thực, thậm chí bị bôi nhọ. Có những lý do là thông tin chưa đầy đủ, có lý do là nghiệp vụ của nhà báo, phóng viên còn qua loa nhưng cũng có lý do xuất phát từ “tình chưa ngay và tâm chưa sáng” của chính người làm báo – ông Lộc chia sẻ.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ tại diễn đàn |
Chủ tịch VCCI bày tỏ kỳ vọng và tin tưởng rằng quy hoạch báo chí cũng như công tác tăng cường quản lý báo chí sắp tới của Đảng sắp tới sẽ góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” nói trên trong làng báo Việt Nam.
Cùng chia sẻ quan điểm này với ông Vũ Tiến Lộc, Thiếu tướng Phạm Văn Miên - Tổng Biên tập báo Công an Nhân dân chia sẻ câu chuyện về một số DN “không muốn xuất hiện trên mặt báo” vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề “bị báo chí làm phiền”.
Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, theo ông Miên, lãnh đạo DN không nên né tránh báo chí truyền thông mà nên chọn lựa bộ phận truyền thông riêng với nhiệm vụ chuyên xử lý các công việc liên quan tới báo chí.
Về phía lãnh đạo cơ quan báo chí, ông Phạm Văn Miên đề nghị cần tăng cường quản lý đội ngũ phóng viên, nhà báo của cơ quan để tránh tình trạng “làm phiền DN”. Bên cạnh đó, mỗi người làm báo cũng cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí chủ quản.
Quyền lực báo chí chính là sự thật Ở nước ngoài, không nhiều người tường tận về báo chí Việt Nam. Kể cả những người nghiên cứu về báo chí - truyền thông. ... |
Kế hoạch triển khai sắp xếp cơ quan báo chí của Bộ TT&TT có gì đáng chú ý? Nhằm triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ký ban hành kế hoạch triển ... |
Toàn văn Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 Cùng tìm hiểu toàn văn Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân ... |
Phác hoạ diện mạo báo chí trung ương, địa phương sau quy hoạch TĐO - Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết ... |
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong thế giới phẳng Đây là khẳng định của đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trong buổi làm việc với Đoàn DW Akademie ... |
Báo chí góp “lửa” chống tham nhũng, trừ quan tham TĐO-Nhiều vụ việc được đưa ra ánh sáng sau khi báo chí phát hiện, phản ánh. Không ít cán bộ suy thoái bị xử lý, ... |