Trang chủ Truyền hình Cuộc sống muôn màu
08:21 | 10/05/2023 GMT+7

Chè Suối Giàng đặc sản Yên Bái

aa
Chè Shan Tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp hàng “đầu bảng” các loại chè.
Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương là di sản văn hóa quốc gia Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương là di sản văn hóa quốc gia
Yên Bái: Thanh niên huyện Trấn Yên tự tin nhờ dự án khởi nghiệp, giảm nghèo Yên Bái: Thanh niên huyện Trấn Yên tự tin nhờ dự án khởi nghiệp, giảm nghèo
Chè Suối Giàng đặc sản Yên Bái
Vùng chè Shan Tuyết – Suối Giàng có diện tích lớn khoảng 393 hecta, trong đó diện tích cây được trồng là hơn 100 hecta còn lại là mọc tự nhiên, chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… (Ảnh minh họa).

Quần thể cây chè Shan tuyết cổ thụ xã Suối Giàng mọc tự nhiên trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở độ cao từ 1.300 -1.800 m so với mặt nước biển, quanh năm được bao bọc bởi mây mù, tuổi đời từ 100 đến 300 năm.

Những cây chè cổ thụ này được các nhà khoa học xác định đây là thủy tổ của cây chè trên thế giới. Với 400 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Theo khảo sát xã hiện còn khoảng 40.000 cây chè shan tuyết như thế này mọc rải rác trên các triền núi cao, khe sâu và trong rừng, có những cây đã lên đến hàng cổ thụ, từ khoảng 300-400 năm tuổi.

Mọi người vẫn bảo chè Shan tuyết Suối Giàng là loại chè “năm cực”. “Cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm giữ của người trồng; “cực hiếm” - vì sản lượng ít (đến nay, dù đã tăng thêm diện tích trồng nhưng mỗi năm nhiều lắm cũng chỉ mới thu hái được chừng 200 tấn chè búp); “cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh. Và vì cả bốn “cực” trên nên đương nhiên, có thêm “cực đắt”.

Một năm chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ trong đó vụ cuối thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khi đến mùa thu hoạch, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh cô gái Mông trong chiếc váy xòe bắt mắt trèo lên những cây chè cổ thụ hái búp xanh non. Chè Shan Tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Bởi vậy những đôi bàn tay thoăn thoắt ngắt từng búp nõn nhưng vẫn nhẹ nhàng để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.

Búp chè shan mầu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Để hái được những búp chè non nhiều khi phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ. Với độ cao 1.400m so với mặt nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ. Trong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị nát, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào. Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy.

Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp đã chín mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi.

Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị. Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 - 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Kim chi và Đặc sản Hàn Quốc 2022 Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Kim chi và Đặc sản Hàn Quốc 2022
Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân
Sơn Lâm (T/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đặc sản chè Suối Giàng vươn tầm quốc tế

Đặc sản chè Suối Giàng vươn tầm quốc tế

Từ trung tâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cứ ngược dốc đi lên, vòng quanh các vách đá hiểm trở và rừng nguyên sinh, xã Suối Giàng chợt hiện ra với bạt ngàn màu xanh của chè, thấp thoáng bóng những chàng trai, cô gái Mông váy xòe hoa, đeo lù cở trèo trên những cây chè, đôi tay thoăn thoắt, nhẹ nhàng ngắt từng búp để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên.
Lào Cai: 105 cây chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là di sản Việt Nam

Lào Cai: 105 cây chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là di sản Việt Nam

Quần thể 105 cây chè Shan tuyết tại thôn Chồ Chải, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam

Từ chung trà Đại hồng bào Vũ Di nghĩ tới trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam

Đại hồng bào - loại trà quý hiếm bậc nhất Trung Quốc chuyên được dùng trong các buổi tiệc trà chiêu đãi nguyên thủ quốc gia đang khiến cả thế giới phải trầm trồ về hương, về vị và độ đắt đỏ. Giới yêu trà tiết lộ, Việt Nam cũng có những vùng trà cổ, quý hiếm, hàng trăm đến cả ngàn năm tuổi, cho ra những phẩm trà chẳng kém cạnh gì các danh trà thượng hạng.

Các tin bài khác

Tôi hy vọng rằng các trường học, công trình công cộng sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn cho người khuyết tật

Tôi hy vọng rằng các trường học, công trình công cộng sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn cho người khuyết tật

Đó là chia sẻ của chị Lưu Hiếu - một người rất tích cực với hoạt động vì quyền của người khuyết tật, người đi đầu dẫn dắt trong cộng đồng những người mắc chứng bại não và là CEO của doanh nghiệp xã hội “Chạm vào xanh”.
Huế - thành phố đặc biệt của cô giáo Nhật Yoko Hamagiri

Huế - thành phố đặc biệt của cô giáo Nhật Yoko Hamagiri

Huế - thành phố đặc biệt của Yoko Hamagiri là phóng sự ghi lại những trải nghiệm của cộng sự tiếng Nhật - cô giáo Hamagiri tại Huế.
Đại sứ các nhóm G4 gửi thông điệp chúc Tết Nguyên Đán

Đại sứ các nhóm G4 gửi thông điệp chúc Tết Nguyên Đán

Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại sứ và Đại biện lâm thời 4 nước Nhóm G4 tại Việt Nam, gồm: New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ đã dành thời gian gặp gỡ, chúc Tết một số lao động nữ tại Hà Nội, với mong muốn tri ân những những người lao động đang cần mẫn làm việc mỗi ngày để đảm bảo cuộc sống cho gia đình và đóng góp cho xã hội theo cách riêng của mình.
Nói không với tảo hôn và sống trọn vẹn với tuổi trẻ đáng giá

Nói không với tảo hôn và sống trọn vẹn với tuổi trẻ đáng giá

Nói không với tảo hôn và sống trọn vẹn với tuổi trẻ đáng giá là thông điệp được Sanh chia sẻ nhằm lan tỏa đến cộng đồng nơi em sinh sống.

Đọc nhiều

Trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”

Trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”

Ngày 2/4 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”.
Vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay

Vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay

Ngày 2/4 tại Hà Nội, đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Lào do ông Nguyễn Xuân Thành - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng Đại sứ quán Lào tại Việt Nam nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 2025 (Phật lịch 2568).
Giao hữu U17 nữ Việt Nam - Thái Lan: thắt chặt tình đoàn kết qua thể thao

Giao hữu U17 nữ Việt Nam - Thái Lan: thắt chặt tình đoàn kết qua thể thao

Ngày 2/4 tại Hà Nội, đội tuyển U17 nữ Việt Nam và U17 nữ Thái Lan đã có cuộc gặp gỡ báo chí trước thềm trận đấu giao hữu. Hai đội đều thể hiện quyết tâm mang đến một trận cầu chất lượng.
U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

Ngày 3/4, đội tuyển U17 nữ Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trước U17 Thái Lan trong trận giao hữu tại sân bóng Học viện Cảnh sát Nhân dân (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trận đấu do Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan phối hợp Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan và Hiệp hội Thể thao Công an nhân dân tổ chức.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động