Cháy rừng tại châu Âu được đánh giá nghiêm trọng
Theo EFFIS, tính từ đầu năm đến ngày 16/7, các đám cháy đã thiêu rụi 517.881 ha rừng - tương đương hơn 5.000 km2 hoặc diện tích bề mặt của Trinidad và Tobago. Trong cả năm 2021, ước tính có 470.359 ha rừng (4.700 km2) bị "giặc lửa" thiêu rụi, chủ yếu ở Italy và Hy Lạp. EFFIS cho biết châu Âu có thể kết thúc năm 2022 với diện tích rừng bị thiêu rụi nhiều hơn năm 2017, hiện là năm ghi nhận tình trạng cháy rừng tồi tệ nhất với gần 1.000.000 ha rừng (10.000 km2) bị tàn phá.
Lực lượng cứu hỏa ở nhiều nước khu vực tây nam châu Âu đang phải vật lộn với những đám cháy rừng bùng phát dữ dội ngoài tầm kiểm soát trong bối cảnh châu Âu đang trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt bất thường.
Lính cứu hỏa tìm cách dập tắt đám cháy rừng ở tây nam nước Pháp ngày 16/7 (Ảnh: AP). |
Hai nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đám cháy rừng là Pháp và Tây Ban Nha. Cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp tử vong nào liên quan hỏa hoạn ở hai quốc gia này.
Tại Pháp, hai vụ cháy lớn ở phía tây nam nước này đã thiêu rụi nhiều cánh rừng thông, buộc hơn 16.200 người phải sơ tán. Hơn 100 km vuông đất đã bị thiêu rụi trong hai vụ cháy.
Tại Tây Ban Nha, lực lượng cứu hỏa, với sự giúp đỡ từ lực lượng quân đội, đã cố gắng dập tắt hơn 30 đám cháy rừng trên khắp đất nước.
Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết đã triển khai “phần lớn” các máy bay chữa cháy để tiếp cận các đám cháy, nhiều trong số đó ở địa hình đồi núi hiểm trở khiến lực lượng cứu hỏa khó tiếp cận.
Bên cạnh Tây Ban Nha và Pháp, Hungary, Croatia và đảo Crete của Hy Lạp cũng xảy ra nhiều vụ cháy rừng trong tuần này, theo AP.
Trao đổi với báo giới, ông Jesus San Miguel, điều phối viên của EFFIS, cho biết: "Tình hình tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến, ngay cả khi chúng tôi đã dự đoán sự bất thường về nhiệt độ với các dự báo dài hạn của mình. Chúng tôi dự đoán điều tồi tệ hơn sẽ đến...". Ông cho rằng những đợt nắng nóng kéo theo cháy rừng rõ ràng có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng tại Louchats, miền tây nước Pháp, ngày 19/7/2022 (Ảnh: AFP/TTXVN). |
Nhiều khu vực ở Tây Ban Nha đã nhiều lần ghi nhận nhiệt độ đạt đỉnh 43 độ C. Theo Bệnh viện Carlos III, đã có 360 ca tử vong do nhiệt độ cao từ ngày 10 đến ngày 15-7.
Gần như toàn bộ Tây Ban Nha đang trong tình trạng báo động về nhiệt độ cao, chính quyền Madrid cho biết nhiệt độ tăng cao đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Khoảng một nửa nước Pháp cũng đưa ra cảnh báo về đợt nắng nóng kinh hoàng, với mức nhiệt độ dự kiến sẽ tăng cao hơn vào ngày 18-7.
Chính phủ Pháp đã tăng cường nỗ lực bảo vệ những người lớn tuổi trong các viện dưỡng lão, những người vô gia cư và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương khác trước đợt nắng nóng gay gắt hiện tại.
Trước đó, đợt nắng nóng vào năm 2003 đã khiến 15.000 người tử vong ở nước này, đa phần là những người cao tuổi.
Cơ quan khí tượng Anh đã ban hành "cảnh báo đỏ" lần đầu tiên về nắng nóng cực độ cho ngày 18 và 19-7 khi nhiệt độ ở miền nam nước này lần đầu tiên có thể lên tới 40 độ C.
Năm 2022 đã chứng kiến những trận hỏa hoạn hoành hành khắp Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Anh trong bối cảnh đợt nắng nóng khắc nghiệt bao trùm nhiều nước châu Âu. Từ đầu năm tới nay, gần 40.000 ha rừng ở Pháp đã bị thiêu rụi, nhiều hơn 10.000 ha so với năm 2021. Tại Tây Ban Nha - nơi có hơn 500 người tử vong trong đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày trong tháng này - đã ghi nhận 190.000 ha rừng bị thiêu rụi trong năm nay, so với 85.000 ha của năm ngoái. Với nhiệt độ tăng cao hơn do sự ấm lên toàn cầu, những khu vực vốn ít khi ghi nhận cháy rừng cũng đã bị ảnh hưởng trong năm nay, đặc biệt là Anh. "Xứ sở sương mù" đã chứng kiến hơn 20.000 ha rừng bị thiêu rụi tính từ đầu năm tới nay, trong khi con số này của năm 2021 là 6.000 ha. |
Châu Phi đánh giá cao chất lượng hàng Việt Đây là thông tin được ông Nguyễn Thành Vinh - Đại sứ Việt Nam tại Algeria chia sẻ tại Diễn đàn Đầu tư và Thương mại châu Phi (AFIC8). Diễn đàn diễn ra trong hai ngày 11-12/5 tại thủ đô Algiers của Algeria. |
Xem miễn phí phim tài liệu của 10 quốc gia châu Âu Từ ngày 3-12/6, Liên hoan phim tài liệu Việt Nam - châu Âu lần thứ 12 sẽ diễn ra tại Hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương tại Hà Nội. Liên hoan quy tụ 10 quốc gia tham dự gồm: Áo, Bỉ (phái đoàn Wallonia-Brussels), Pháp, Ý, Đức, Israel, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh, bên cạnh nước chủ nhà Việt Nam. |
Liên minh Châu Âu khởi động dự án 5 triệu euro bảo vệ rừng Ngày 3/6, tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khởi động Dự án "Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông", dự án do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), có trị giá 5 triệu euro. |