Cảnh báo mạng lưới UAV Trung Quốc giăng khắp Biển Đông
Việt Nam phản đối Trung Quốc triển khai UAV trên Biển Đông
Chiều 12/9, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc đang tiến hành xây dựng mạng lưới máy bay không người lái (UAV) ở khu vực Biển Đông để phục vụ kế hoạch giám sát và kiểm soát toàn bộ khu vực, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên, nếu không có sự cho phép của Việt Nam, đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.
Nâng cấp UAV, bao phủ Biển Đông
Trước đó hôm 10/9, tờ South China Morning Post (SCMP) đã đăng tải thông tin về việc Bộ tài nguyên Trung Quốc cho biết trong một thông cáo rằng nước này đã triển khai một mạng lưới máy bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để giám sát các hòn đảo khó tiếp cận cũng như vùng nước rộng lớn của khu vực. Mạng lưới này do Bộ Tài nguyên Trung Quốc điều hành.
Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của mình tại Biển Đông.
Thông tin được trang ocean.china.com.cn dẫn nguồn Cục Nam Hải đăng tải. |
Cũng theo nguồn tin trên, hệ thống bao gồm nhiều máy bay không người lái (UAV) trang bị camera độ phân giải cao kết nối với các xe liên lạc lưu động mặt đất, đóng vai trò như mạng thông tin liên lạc hàng hải dựa trên vệ tinh.
Những máy bay không người lái hạng nhẹ này nhằm bổ sung cho hệ thống cảm biến vệ tinh của Trung Quốc, thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều mây trong khu vực, với độ phân giải cao hơn, nhiều góc độ và hình ảnh thời gian thực.
Các xe liên lạc có thể được sắp xếp đến những nơi thiếu trạm liên lạc trên mặt đất và nhận tín hiệu được gửi bởi máy bay không người lái. Các tín hiệu sau đó có thể được tải lên mạng vệ tinh dưới dạng hình ảnh tĩnh hoặc video trực tiếp. Những hình ảnh sẽ được hiển thị tại trụ sở Cục Nam Hải tại miền nam tỉnh Quảng Đông, cách đó hàng nghìn km.
“Hệ thống này được sử dụng trong quản lý hàng hải bao gồm kiểm tra các dấu hiệu đáng ngờ, theo dõi các địa điểm hay xảy ra sự cố và giám sát biển và đảo. Nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các trường hợp quan sát thảm họa và ứng phó khẩn cấp, chẳng hạn như tai nạn tràn dầu hoặc bùng phát thủy triều đỏ”, SCMP dẫn thông cáo của Cục Nam Hải, thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc.
Thông cáo của Cục Nam Hải cũng khẳng định mạng lưới UAV giúp năng lực giám sát của Trung Quốc tại Biển Đông được gia tăng cực kỳ mạnh mẽ và mở rộng tầm bao phủ ra những vùng biển xa bờ hơn.
Một hình ảnh minh họa được công bố bởi Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho thấy phương thức hoạt động của mạng lưới máy bay không người lái ở Biển Đông. Ảnh: ocean.china.com.cn đăng trong bài viết ngày 10/9. |
UAV có thể được sử dụng cho mục đích quân sự
Theo tờ Business Insider, mặc dù Cục Nam hải không đề cập đến các hoạt động quân sự của UAV, nhưng Bộ chủ quản (Bộ Tài nguyên) của Cục này lại làm việc khá thân thiết với quân đội Trung Quốc.
Tờ Business Insider cũng dẫn lời giới chuyên gia cảnh báo các hệ thống giám sát hoàn toàn có thể được sử dụng cho mục đích quân sự của Trung Quốc nhằm theo dõi hoạt động hàng hải, hàng không tại Biển Đông; tăng cường năng lực kiểm soát và chiếm ưu thế với âm mưu lâu dài là độc chiếm Biển Đông.
"Máy bay không người lái có công dụng rõ ràng để nâng cao khả năng giám sát cả trên biển và trên không của Trung Quốc", Peter Peter Dutton, một sĩ quan Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ viết và được tờ Business Insider dẫn lại.
Máy máy không người lái (UAV) của Trung Quốc |
Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, giải thích rằng việc nâng cấp giám sát của Trung Quốc có thể giúp nước này quyết định tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trong khu vực - theo Business Insider.
Bên cạnh thông tin về máy bay không người lái, SCMP và Asia Times còn cho biết, Trung Quốc hiện cũng đang khởi động hệ thống chòm sao vệ tinh Hải Nam - dự kiến hoàn thành vào năm 2021 - để giám sát giao thông hàng ngày theo thời gian thực ở Biển Đông. Hệ thống sẽ bao gồm sáu vệ tinh quang học, hai vệ tinh siêu âm và hai vệ tinh radar.
Bắc Kinh cũng đã thiết lập các radar thời tiết, quan sát hàng hải và các trạm quan trắc môi trường.
Tàu sân bay Anh tới Biển Đông, Trung Quốc vội nhận vơ "chủ quyền" Trung Quốc cảnh báo việc Anh triển khai tàu HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông có thể được xem như là một ‘hành động thù ... |
Tàu khu trục Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông Tàu khu trục tên lửa USS Wayne E.Meyer đã đi vào phạm vi 12 hải lý trong khu vực hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc ... |
Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, Mỹ kéo tàu sân bay "khủng" vào Biển Đông Tờ The Japan Times hôm 6/8 đưa tin tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đang ở Biển Đông để tiến hành cuộc tuần tra ... |