Các tổ chức toàn cầu đẩy mạnh đầu tư vào phát triển bền vững trong giai đoạn nhiều biến động
Thấy gì từ xu hướng phát triển bền vững của ngành thương mại điện tử? Phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững có thể hỗ trợ, phục vụ các lĩnh vực then chốt như: Chuỗi cung ứng và thanh toán kỹ thuật số; Quản lý tài chính bền vững để tối ưu hoá, bảo vệ tài sản, thu nhập, chi phí và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp... |
Hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp: Động lực thúc đẩy phát triển bền vững Chiều ngày 15/4, Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12 với chủ đề về “Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch COVID-19” đã bước vào phiên bế mạc sau 3 ngày làm việc sôi nổi và hiệu quả. Tuyên bố chung của Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt-Pháp khẳng định quyết tâm hợp tác trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững. |
Đây là một trong những thông tin đáng chú ý tại Báo cáo "Phát triển bền vững từ kết quả khảo sát dành cho CxO 2023" vừa được Deloitte công bố.
Với chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi xanh", các lãnh đạo (CxO) toàn cầu tham gia khảo sát nhận định biến đổi khí hậu đang là ưu tiên hàng đầu cho tổ chức của họ trong bối cảnh nhiều biến động xảy ra liên tiếp.
Điều này được khẳng định khi trước yêu cầu xếp hạng các vấn đề cấp bách nhất đối với tổ chức của họ, nhiều CxO đã xếp hạng “biến đổi khí hậu” trong nhóm “ba vấn đề hàng đầu”, xếp trên 7 yếu tố khác, bao gồm: đổi mới sáng tạo, cạnh tranh nhân tài và thách thức đối với chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý, chỉ có triển vọng kinh tế được xếp hạng cao hơn biến đổi khí hậu với tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. Đồng thời, 75% các CxO cho biết tổ chức của họ đã tăng đầu tư vào phát triển bền vững trong năm qua, và gần 20% trong số này cho rằng các khoản đầu tư đạt mức “tăng đáng kể”.
Về kết quả này, bà Trần Thúy Ngọc, Lãnh đạo phụ trách dịch vụ Quản trị Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững của Deloitte Việt Nam chia sẻ: "Tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, các CEO và ban điều hành cũng đang nhận thấy tác động của biến đổi khí hậu tới doanh nghiệp của họ".
Theo bà Ngọc, các doanh nghiệp có thể ở những mức độ thách thức và có những mối quan ngại khác nhau trên hành trình chống biến đổi khí hậu, nhưng tất cả đều cần nhanh chóng chuyển từ giai đoạn từ nhận thức - "tại sao" sang hành động và "làm thế nào".
Dù nhiều quan ngại nhưng thái độ lạc quan vẫn được giữ vững
Như trên, phần lớn các CxO tham gia khảo sát cho biết biến đổi khí hậu đã tác động đến tổ chức của họ trong năm qua. Các CxO nhận định đây là vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến công ty của họ. Trong đó, “tình trạng khan hiếm/chi phí tài nguyên tăng cao” (46%), thay đổi mô hình/sở thích tiêu dùng liên quan đến biến đổi khí hậu” (45%) và “các quy định liên quan đến phát thải” (43%).
Bên cạnh đó, có khoảng 1/3 các CxO còn cho biết biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất (37%) và sức khỏe tinh thần của nhân viên (32%) của họ.
Đáng chú ý, dù 62% CxO cho biết họ luôn luôn hoặc thường xuyên trong trạng thái quan ngại về tình trạng biến đổi khí hậu song tỷ lệ các lãnh đạo “tương đối” hoặc “cực kỳ” lạc quan rằng thế giới sẽ có những biện pháp cần thiết để tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu lại còn cao hơn, chiếm tới 78%.
Lạc quan hơn, có tới 84% đồng ý/rất đồng ý với nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng, đồng thời đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã đề ra.
Áp lực về sự thay đổi
Thêm một điểm chú ý, báo cáo cho thấy, các tổ chức trên toàn cầu đang gặp phải áp lực "phải hành động" từ tất cả các nhóm hữu quan.
Theo đó, có tới 68% CxO tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy áp lực ở mức độ tương đối đến cao từ các nhóm sau: Thành viên Hội đồng quản trị và ban điều hành; các cơ quan quản lý và chính phủ. Cùng với đó là nhóm người tiêu dùng và khách hàng. Chưa kể giới lãnh đạo còn gặp phải áp lực từ cổ đông và nhà đầu tư (66%), nhân viên (64%), và cộng đồng xã hội (64%)...
Theo nhóm nghiên cứu, sự quan tâm tích cực của nhân viên cũng đặc biệt thúc đẩy nỗ lực tăng cường thực hiện các hành động. Cụ thể, có hơn 50% CxO cho biết áp lực từ phía nhân viên đã giúp tổ chức của họ tăng cường thực hiện các hành động thúc đẩy phát triển bền vững trong năm qua. Đồng thời, 24% trong số đó cho biết có sự gia tăng “đáng kể”.
Về sức ảnh hưởng của các quy định, 65% CxO cho biết những thay đổi trong quy định liên quan đến môi trường đã định hướng các tổ chức tăng cường thực hiện những hành động chống biến đổi khí hậu trong năm qua.
Nhiều thách thức vẫn còn đó
Cũng theo báo cáo của Deloitte, từ quá trình nhận thức, phần lớn các tổ chức tham gia khảo sát đều đã, đang triển khai những hành động để đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Cụ thể, có 59% CxO cho biết doanh nghiệp của mình sử dụng nhiều nguyên vật liệu bền vững hơn; 59% tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, 50% đào tạo nhân viên về những hành động chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, 49% cho biết đang phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, cũng giống như kết quả cuộc khảo sát của năm trước, các công ty ít có khả năng thực hiện được các hành động chứng minh rằng họ đã lồng ghép những cân nhắc về khí hậu vào văn hóa doanh nghiệp và có được sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao để tạo ra những thay đổi thực sự ý nghĩa.
Đơn cử, 21% CxO cho biết tổ chức của họ không có kế hoạch ràng buộc lương thưởng của lãnh đạo cấp cao với hiệu suất của các hoạt động bền vững; 30% cho biết họ không có kế hoạch thuyết phục chính phủ của mình hỗ trợ các sáng kiến về khí hậu.
"Phát triển bền vững từ kết quả khảo sát dành cho CxO 2023" là báo cáo được Deloitte thực hiện dựa trên kết quả khảo sát hơn 2.000 CxO tại 24 quốc gia để tìm hiểu về mối quan tâm và hành động của lãnh đạo các doanh nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Báo cáo dựa trên sự khảo sát với 2.016 giám đốc cấp cao (C level), được thực hiện vào cuối năm 2022; lấy ý kiến của lãnh đạo các doanh nghiệp đến từ 24 quốc gia: 48% đến từ châu Âu/Trung Đông Châu Phi; 28% đến từ châu Mỹ và 24% đến từ châu Á Thái Bình Dương. |
PMI hợp tác với Deloitte Consulting Đông Nam Á để thúc đẩy sự phát triển của Quản lý dự án trong khu vực Viện Quản lý Dự án (Project Management Institute – PMI) và Công ty Tư vấn Deloitte (Deloitte Consulting) Đông Nam Á vừa công bố sự hợp tác giữa 2 bên nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của các kỹ năng quản lý dự án trong việc mang lại các kết quả có giá trị với một chương trình mục tiêu tiếp cận khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. |
Việt Nam kêu gọi nỗ lực toàn cầu thúc đẩy phát triển bền vững Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân. |