Các phương tiện chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Từ 1/10 gửi tin nhắn rác, gọi điện quảng cáo bị phạt tới 100 triệu đồng Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP, nếu nhà quảng cáo gửi tin nhắn rác đến số điện thoại nằm trong “Danh sách không quảng cáo” sẽ có thể bị phạt từ 80-100 triệu đồng. |
Sim "rác", "cuộc gọi rác" sắp hết đường quấy nhiễu người dùng điện thoại? Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, Bộ sẽ xử lý căn bản tình trạng sim "rác" cũng như những loại "rác viễn thông" phát sinh như tin nhắn "rác" hay cuộc gọi "rác" vào cuối năm 2020. |
Tin nhắn rác tại Nghị định số 90/2008/NĐ-CP được định nghĩa là “tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật” là chưa rõ ràng, chặt chẽ. Vì vậy, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đã làm rõ cách hiểu về “tin nhắn rác” như sau: “Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này;” hoặc “Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng”.
Thư điện tử rác bao gồm các loại sau: Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định này; Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng
Định nghĩa mới về cuộc gọi rác: Nghị định số 91/2020/NĐ-CP đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng về cuộc gọi rác là gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo hoặc gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
Đầu số 5656 – Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác do Cục An toàn thông tin, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng, vận hành. Hệ thống này tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656). |
Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Danh sách không quảng cáo và danh sách đen địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo và danh sách đen địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác.
Danh sách không quảng cáo “DoNotCall” là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. Theo đó, người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. Tổ chức, Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng Danh sách đen địa chỉ IP/tên miền để ngăn chặn phát tán thư điện tử rác.
Gửi tin nhắn rác, email rác có thể bị phạt tới 80 triệu đồng
Mức phạt này được quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/02/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Điểm b khoản 6 Điều 94 Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, phần mềm độc hại.
Mức phạt này còn được áp dụng với một số hành vi khác như: Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại, nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi hoặc để cung cấp thông tin quảng cáo; Khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích...
Xử phạt hành vi gọi điện quảng cáo gây phiền toái
Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định bổ sung Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về hành vi gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ như sau:
“Điều 94. Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…c) Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;
d) Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
đ) Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…p) Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
q) Gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
r) Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo;
s) Không cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn đăng ký quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
7a. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, đối với trường hợp bạn nêu ra thì từ ngày 01/10/2020 hành vi gọi điện thoại giới thiệu dịch vụ làm phiền bạn khi bạn chưa đồng ý có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 91/2020/NĐ-CP nêu trên với mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng tùy vào mức độ của hành vi.
2 tháng, chặn được hơn 18.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác Theo báo cáo của Viettel, VNPT và MobiFone, trong tháng 7 và tháng 8, các nhà mạng đã thực hiện ngăn chặn 18.329 thuê bao phát tán cuộc gọi rác. |
Phát tán tin nhắn, email rác bị xử phạt như thế nào? Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (CNTT) và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 đã có thêm nhiều điều khoản quy định chi tiết chế tài đối với tin nhắn, email rác khiến người dùng hy vọng cơ quan chức năng xử lý triệt để. |