Phát tán tin nhắn, email rác bị xử phạt như thế nào?
Kiên Giang: Nữ 9x bị xử phạt 12,5 triệu đồng vì đăng tin sai về COVID-19 |
Phạt 12,5 triệu đồng nhân viên ngân hàng tung tin GĐ Sở bị kỷ luật |
Tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn giới thiệu bất động sản, mời mua bảo hiểm, spa... tràn lan, bất kể giờ giấc làm ảnh hưởng đến nhiều người dùng điện thoại. |
Vấn đề quản lý sim rác, tin nhắn rác thời gian qua đã được Bộ Thông tin và Truyền thông có những biện pháp mạnh tay kiểm soát. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn tồn tại với biến tướng tinh vi hơn để qua mặt các nhà mạng.
Tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn giới thiệu bất động sản, mời mua bảo hiểm, spa... tràn lan, bất kể giờ giấc làm ảnh hưởng đến nhiều người dùng điện thoại.
Chia sẻ với Tuổi trẻ, chị Mỹ Tín (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết có ngày chị nhận được gần chục cuộc điện thoại và tin nhắn mời chào mua bất động sản, spa, dịch vụ cho vay tiền, mua SIM số đẹp đủ loại.
Không chỉ bị "khủng bố" điện thoại, tin nhắn mà cả email cũng thường xuyên bị các công ty, nhà bán hàng lợi dụng để quảng cáo. Nhiều người phản ảnh luôn bị làm phiền vì các nhãn hàng gửi email quảng cáo giảm giá trong khi mình không có nhu cầu, muốn hủy nhận email cũng không được.
Để khắc phục tình trạng trên, Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã bổ sung nhiều điểm mới cũng như tăng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm liên quan đến nhắn tin rác qua điện thoại, email của người sử dụng so với Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Tại điểm b khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: Tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng khi có hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, phần mềm độc hại (Mức phạt của Nghị định 174/2013/NĐ-CP từ 40 - 50 triệu đồng). Ngoài phạt tiền còn có thể bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ từ 1 - 3 tháng; tước quyền sử dụng mã số quản lý, tên định danh từ 1 - 3 tháng; buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông.
Ngoài ra, mức phạt từ 60 - 80 triệu đồng cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm sau: Không có đầy đủ các hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo hoặc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo; gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại; tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại, nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi hoặc để cung cấp thông tin, quảng cáo; khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích; số dịch vụ gọi tự do, số dịch vụ gọi giá cao được mở chiều gọi đi hoặc để gửi tin nhắn hoặc nhận tin nhắn.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP bổ sung mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt được treo, đặt, dán, vẽ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, bờ tường, cây xanh, nơi công cộng; phạt tiền 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận…
Đặc biệt, phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi quảng cáo bằng thư điện tử hoặc quảng cáo bằng tin nhắn hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận. Riêng đối với trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ có hành vi không ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng để phát tán tin nhắn rác thì sẽ bị phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng theo quy định tại khoản 8 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Với cùng hành vi vi phạm, mức phạt đối với cá nhân bằng một nửa so với vi phạm của tổ chức.
Chia sẻ với báo Tuổi trẻ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM), Luật an toàn thông tin mạng năm 2015 quy định tổ chức, cá nhân chỉ được thu thập thông tin người dùng khi có sự đồng ý của họ và phải có trách nhiệm bảo mật thông tin, không được phép tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chính người đó. Hành vi thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác là một trong những hành vi bị cấm theo khoản 5 điều 7 của luật này.
Theo luật sư Trạch, một trong những điểm đáng lưu ý của nghị định 15 là tăng cường việc xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà mạng viễn thông trong việc hạn chế tình trạng tin rác. Bởi lẽ các nhà mạng, với tư cách là bên cung cấp dịch vụ viễn thông, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ khách hàng trước sự quấy nhiễu của "tin tặc".
Các quốc gia trên thế giới họp chợ như thế nào thời dịch Covid-19? Những ngôi chợ tại nhiều quốc gia khác trên thế giới như Đức, Pháp, Ấn Độ hay Myanmar, Việt Nam đều có những biện pháp ... |
Công an Hà Nội: Tung tin giả về COVID-19 sẽ bị khởi tố, xử phạt tới 7 năm tù Công an TP.Hà Nội cho biết, trường hợp lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại đến quyền và lợi ích ... |
Hà Nội: Tập thể dục đông người, mở bán quán ăn, họp chợ sẽ bị xử phạt nặng Theo Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, từ 4/4, hành vi tập thể dục ở công việc, tụ tập đông người, mở bán ... |