Cá nhân nào chịu trách nhiệm khoản lỗ 4.000 tỷ đồng của Jetstar Pacific?
Tổng Công ty Cảng hàng không VN (ACV): Cứ thanh tra là lộ... sai phạm! ACV: Lời hứa BOT sân bay và "bi kịch"... quá nhiều tiền! |
Jetstar: Lỗ hơn 4.000 tỷ, tái cơ cấu lãi 122 tỷ |
Jetstar tiết kiệm chi phí bằng... ghế rách?
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vừa cho biết, nửa đầu năm 2019 vận chuyển trên 3 triệu lượt hành khách với gần 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối 100%. Tổng doanh thu của Jetstar đạt trên 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 122,3 tỷ đồng.
Theo Jetstar Pacific, lợi nhuận tăng cao là nhờ thời gian qua, nhiều biện pháp tiết kiệm đã được triển khai, giúp tổng chi phí giảm tới gần 10% so với kế hoạch, trong đó chí phí không bao gồm nhiên liệu giảm 4,8%.
Mặt khác, từ khi Báo Thời Đại phản ánh vụ "ghế rách bươm", đến nay hãng Jetstar vẫn chưa có phản hồi chính thức về việc đã khắc phục hay chưa?
Hành khách phản ánh ghế ngồi trên máy bay Jetstar Pacific rách bươm. |
Ngoài tiết kiệm chi phí, theo Jetstar, hãng đã tái cơ cấu mạnh trong nhiều năm qua. Mặt khác, tác động thương hiệu kép từ Vietnam Airlines - cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific đã giúp hãng cải thiện đáng kể nhờ kết nối mạng bay, gia tăng thêm lượng khách hàng. Kết quả khảo sát hành khách trong 6 tháng đầu năm của hãng cũng ghi nhận, tỷ lệ hành khách không hài lòng về chất lượng dịch vụ giảm từ 3% cùng kỳ 2018 xuống chỉ còn 1% trong nửa đầu 2019. Đây là năm thứ 2 liên tiếp hãng Jetstar báo lãi sau chuỗi dài thua lỗ. Trước đó, năm 2018 Jetstar Pacific báo lãi 34 tỷ đồng.
>>> Jetstar Pacific lãi 122 tỷ: Dùng "ghế rách" để tiết kiệm chi phí?
Jetstar Pacific: Từ 7 cổ đông Nhà nước đến chuyện... lỗ triền miên
Jetstar Pacific được thành lập từ tháng 4/1991 với vốn góp 40 tỷ đồng của 7 cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 1995, Jetstar Pacific trở thành đơn vị thành viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines. Sau đó, phần vốn góp nhà nước được chuyển giao cho Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ.
Năm 2007, Tập đoàn hàng không lớn của Australia là Qantas đã mua lại 30% cổ phần của Jetstar Pacific để trở thành cổ đông chiến lược của hãng.
Đến tháng 2/2012, một lần nữa Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện 70% cổ phần từ SCIC.
Hiện nay, các cổ đông của Jetstar Pacific là Vietnam Airlines (nắm 68,86% cổ phần), Qantas (nắm 30% cổ phần) và Saigontourist (nắm 1,14% cổ phần).
Trong giai đoạn 2008 - 2009, Jetstar Pacific báo lỗ tới gần 700 tỷ đồng trên doanh thu chỉ 1.700 tỷ đồng. Ban lãnh đạo của Jetstar Pacific lý giải, công ty lỗ là từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay đã ký trong năm 2008.
Giai đoạn 2010-2011, mặc dù không còn chịu tác động từ các khoản chi phí bảo hiểm xăng dầu và phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay, nhưng Jetstar Pacific vẫn bị thua lỗ và số lỗ năm 2011 lại tăng gấp đôi so với năm 2010, lên hơn 430 tỷ đồng.
Thua lỗ nhưng sếp lại rộng đường quan lộ |
Sau thời gian dài thua lỗ, đến tháng 2/2012, sau khi Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của Jetstar, chuyện lỗ lãi thế nào?
Thực tế, Jetstar Pacific vẫn tiếp tục thua lỗ và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, khi Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn, Jetstar Pacific báo lỗ sau thuế gần 900 tỷ đồng trong năm 2016, và lỗ 1.000 tỷ đồng trong năm 2017. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Jetstar đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, hai cổ đông lớn là Vietnam Airlines và Quatas dự kiến sẽ tiếp tục bổ sung vốn cho Jetstar.
Lãnh đạo "Jetstar Pacific thời thua lỗ" hiện làm gì?
Năm 2012, ông Dương Trí Thành khi đó là Phó Tổng giám đốc của Vietnam Airlines đã được điều động sang Jetstar Pacific để làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chức vụ hiện tại của ông Dương Trí Thành là Tổng Giám đốc của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines.
Ông Dương Trí Thành hiện là Tổng giám đốc Vietnam Airlines. |
Ông Lê Hồng Hà giữ chức Tổng Giám đốc của Jetstar trong 3 năm liên tục, từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015. Ông Lê Hồng Hà hiện là Phó Tổng Giám đốc phụ trách thương mại của Vietnam Airlines.
Ngoài ông Dương Trí Thành và ông Lê Hồng Hà, còn một số cán bộ quan trọng của Vietnam Airlines cũng từng giữ chức vụ trọng yếu trong Jetstar là ông Lê Đức Cảnh, Trưởng ban Đầu tư của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Ông Lê Đức Cảnh từng là kế toán trưởng của hãng hàng không Jetstar.
Cá nhân nào chịu trách nhiệm khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng ở Jetstar?
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 4/5/2019, báo chí đặt câu hỏi về "Trách nhiệm cá nhân với khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Jetstar".
Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Giai đoạn 2008-2012, đây là liên doanh, phía Úc chiếm 30% và phía Việt Nam chiếm 70%. Từ 2012, SCIC bắt đầu bàn giao cho Vietnam Airlines. Trong thời điểm bàn giao này, Jestar Pacific đã lỗ ròng 2.400 tỷ. Sau khi bàn giao cho Vietnam Airlines, đến 2014 đã lãi được 8 tỷ và 2015 lãi 112 tỷ. Nhưng năm 2016 thì lỗ 901 tỷ do thị trường liên quan đến khách du lịch, trong đó có ảnh hưởng của Formosa. Năm 2017 lỗ 304 tỷ. Và năm 2018 lãi mỏng, được 34 tỷ.
“Như vậy tổng lỗ là 2.400 tỷ, cộng với 1.300 tỷ giai đoạn 2016-2017 là 4.400 tỷ. Kết quả cụ thể lỗ như thế nào thì trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải sẽ thông tin cho báo chí. Chúng tôi chỉ nêu lên viễn cảnh như thế thôi chứ chưa đặt vấn đề gì, nhưng tinh thần là chúng tôi rất tôn trọng và lắng nghe cơ quan báo chí” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói tại họp báo.
Trong khi đó cũng tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết: Jetstar Pacific từ khi chuyển sang Vietnam Airlines, lỗ hơn 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Vietnam Airlines xây dựng ở Jetstar Pacific, đến năm 2020 giảm lỗ và không lỗ.
Về trách nhiệm cá nhân hoặc trách nhiệm đối với việc lỗ này, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết sẽ đề nghị Vietnam Airlines báo cáo cụ thể rõ hơn.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Vietnam Airlines vào giữa tháng 5/2019 tức ngay sau cuộc họp báo Chính phủ nêu trên, ông Dương Trí Thành (người từng nắm vị trí chủ chốt tại Jetstar) cho biết, từ khi tiếp nhận Jetstar Pacific, quá trình tái cơ cấu hãng này là một chặng đường gian nan. Việc tiếp nhận hãng hàng không giá rẻ này cũng phù hợp với chiến lược của Vietnam Airlines. Dù khó khăn, nhưng tới nay quá trình tái cơ cấu Jetstar đã cơ bản hoàn thành. Theo ông Thành, Jetstar thành lập năm 1991, tới năm 2012 hãng này năm nào cũng lỗ (tức hơn 10 năm lỗ triền miên - PV). Khi về Vietnam Airlines, lỗ giảm dần, tới năm 2014 có lãi 8 tỷ đồng, năm 2015 lãi 112 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2016 lại lâm vào khó khăn do tình hình khu vực, nên lỗ; tới hết năm 2018 đã lãi 34 tỷ đồng.
Tại đại hội cổ đông, ông Dương Trí Thành hứa: “Tình hình tài chính của Jetstar đang được cải thiện và có tương lai”.
Theo báo cáo mới nhất của Jetstar, trong 6 tháng đầu năm 2019, hãng đã lãi 122 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm trước.
Trả lời câu hỏi của Báo Thời Đại về việc báo cáo của Vietnam Airlines lên Bộ giao thông vận tải liên quan đến vấn đề bổ nhiệm nhân sự cũng như thua lỗ lớn tại Jetstar Pacific, ông Lê Trường Giang - đại diện truyền thông của Vietnam Airlines cho biết Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chính thức trả lời báo chí về việc này, nhưng ông Giang không đề cập đến trách nhiệm của chính ban lãnh đạo doanh nghiệp này.
Ở một diễn biến khác, trao đổi với Báo Thời đại, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết cho đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 7/2019) chưa nhận được báo cáo của Vietnam Airlines về trách nhiệm của các cá nhân đối với khoản lỗ khủng hơn 4.000 tỷ đồng của Jetstar Pacific.
Tại đại hội cổ đông, Chủ tịch Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết: Về số lỗ luỹ kế 4.000 tỷ đồng của Jetstar, có khoản 2.400 tỷ đồng từ trước thời điểm Vietnam Airlines tiếp nhận lại Jetstar. “Số lỗ này (tức khoản lỗ 2.400 tỷ đồng – PV) đã được xử lý xong và được quyết toán, Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Từ năm 2012 tới nay, số lỗ hàng năm đều được trích lập, ghi nhận trên sổ sách kế toán của Vietnam Airlines, và trích lập xử lý trên khoản lãi hàng năm của VNA. Nên khoản lỗ trước năm 2012 đó thuộc trách nhiệm của công ty con (tức Jetstar). Tuy nhiên, hiện khung pháp lý vẫn chưa đầy đủ, nên khoản lỗ đó vẫn treo. Còn phần vốn công ty mẹ (Vietnam Airlines) rót vào Jetstar đều đã xử dứt điểm, minh bạch”, ông Minh cho biết. |
Jetstar Pacific lãi 122 tỷ: Dùng "ghế rách" để tiết kiệm chi phí? Sau thời gian dài dính lùm xùm vụ "ghế rách", Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vẫn chưa có phản hồi chính thức nào ... |
Sắp nhận thêm 5 tàu bay mới hiện đại, Jetstar quên vụ "rách bươm"? Hãng hàng không giá rẻ Jetstar vừa mở thêm đường bay mới Đà Nẵng - Cao Hùng (Đài Loan) và sắp nhận thêm 5 tàu ... |
Ghế máy bay 'rách bươm', Jetstar có nên đổ lỗi cho hành khách? TGĐ hãng Jetstar Nguyễn Quốc Phương chưa có lời xin lỗi đông đảo hành khách sau vụ ghế máy bay rách bươm. Thay vào đó, đại diện ... |
Jetstar lãi lớn, ghế máy bay vẫn ... "rách bươm" Những hình ảnh "rách bươm", tồi tàn, cũ kỹ bên trong máy bay của Jetstar được nữ hành khách chia sẻ đang dậy sóng cộng ... |
Phía sau lãi khủng của Vietnam Airlines, VietJet và Jetstar? Cả 3 ông lớn ngành hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đều lãi "khủng" trong quý I năm 2019. Đặc biệt, ... |