Cà Mau công bố xếp hạng di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”
Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nằm trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 70 sự kiện tập kết ra Bắc.
Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát biểu tại buổi lễ. |
Theo tư liệu, sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời để thực hiện việc tập kết quân của 2 bên. Nhân chuyến tàu đưa cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam đi tập kết ra miền Bắc, má Lê Thị Sảnh (ở Ranh Hạt, thuộc Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) đã gửi cây vú sữa cho đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Đại đội trưởng Đại đội pháo binh 370, Tiểu đoàn 307, để mang ra gửi tặng Bác Hồ, với lời nhắn nhủ: “Nhân dân xin tặng Bác Hồ cây vú sữa như lời hứa hẹn với Bác rằng: Đồng bào miền Nam, Nhân dân xã Trí Phải luôn luôn giữ vẹn lòng chung thủy son sắt với sự nghiệp cách mạng do Bác lãnh đạo và nguyện vượt mọi khó khăn để bảo vệ và xây dựng đất nước”. Cây vú sữa được chăm sóc cẩn thận trên con tàu Kilinski tập kết ra miền Bắc.
Ông Nguyễn Minh Luân trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố cho đại diện chính quyền địa phương. |
Ngày 26/1/1955, ông Nguyễn Văn Kỉnh, đại diện đồng bào miền Nam mang cây vú sữa đến tặng Bác Hồ. Bác rất xúc động đem trồng gần nơi làm việc và tự tay chăm sóc hàng ngày. Cây vú sữa trở thành biểu tượng tấm lòng miền Nam đối với Bác Hồ và thể hiện tình cảm của Bác dành cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. |
Để tưởng nhớ tình cảm sâu nặng Bác dành cho đồng bào miền Nam và tấm lòng của miền Nam đối với Bác, Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2004), UBND tỉnh Cà Mau đã xây dựng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình trên mảnh đất của má Lê Thị Sảnh. Nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tỉnh Cà Mau đã quyết định nâng cấp, tu bổ công trình và quyết định xếp hạng “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có giải pháp phát huy hiệu quả giá trị di tích sau khi được xếp hạng; tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, khai thác các giá trị của di tích để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát triển di tích trở thành công trình văn hóa tiêu biểu của huyện Thới Bình, là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ông Luân cũng đề nghị nhân dân 2 xã Trí Phải và Trí Lực, nhất là người dân đang sinh sống dọc tuyến kinh xáng Chắc Băng, tăng cường trồng cây vú sữa trong phần đất gia đình, lập vườn vú sữa phục vụ du khách tham quan, du lịch.
Đại diện ngành chức năng Cà Mau trao bảng tượng trưng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân. |
Tại buổi lễ, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã tổ chức lễ khởi công chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên trên địa bàn tỉnh, hướng mục tiêu đến tháng 8/2025 phải hoàn thành dứt điểm chương trình, trên địa bàn tỉnh không còn hộ nào gặp khó khăn về nhà ở. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị mỗi địa phương có phương pháp, cách thức triển khai phù hợp, dân chủ, kịp thời, công khai, minh bạch, phát huy tối đa tinh thần ai có công góp công, có của góp của, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít; hộ nào đủ điều kiện thì làm trước, ưu tiên các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình neo đơn, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số… Cùng với đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện, quyết tâm hoàn thành chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát vượt tiến độ đề ra.
Dịp này, Tỉnh đoàn Cà Mau phối hợp các đơn vị liên quan đã phát động ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc, với chuỗi các hoạt động gặp mặt nhân chứng lịch sử, thăm hỏi, tặng quà cho gia đình chính sách, giúp dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Qua đó, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, phấn đấu trong học tập, thi đua trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Nhiều điểm sáng trong thu hút, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Cà Mau Từ đầu năm 2024 đến nay, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau tập trung thực hiện hiệu quả các mặt công tác, đặc biệt là công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đạt được nhiều kết quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần vào công tác an sinh xã hội tại địa phương. Trao đổi với Tạp chí Thời Đại, ông Nguyễn Đồng Khởi - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau - cho biết: |
Cà Mau trưng bày trên 60 hình ảnh tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa Ngày 23/10, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (phường 1, thành phố Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2024 - một chuyên đề mang ý nghĩa lớn lao về truyền thống yêu nước, tình yêu biển đảo và ý thức giữ gìn toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc. |
Cà Mau phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Ngày 4/11, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau về công tác quản lý hoạt động, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2023 đến nay. |