“Bộ tứ kim cương”chào đón các nước để bảo vệ biển
Việt Nam tiếp tục đón hơn 700 công dân từ Australia, Hoa Kỳ về nước |
Mỹ nuôi tham vọng biến “Bộ tứ kim cương” thành NATO tại Ấn Độ - Thái Bình Dương |
Bí thư đối ngoại Ấn Độ Harsh Shringla và Thứ trưởng Biegun tại Diễn đàn Ấn Độ - Mỹ ở New Delhi ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INDIA TODAY |
Hãng Reuters ngày 13.10 đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun tuyên bố rằng “bộ tứ kim cương” có thể chào đón các nước có cùng quan điểm ủng hộ khu vực Indo-Pacific (Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương) tự do và rộng mở.
Washington hiện đang đẩy mạnh phối hợp giữa các nước trong bộ tứ kim cương (Quad), gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc nhằm đối phó việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
“Bộ tứ là mối quan hệ đối tác được thúc đẩy bởi lợi ích chung, không có nghĩa vụ ràng buộc và không chỉ dành cho một số nước”, ông Beigun phát biểu tại diễn đàn Ấn Độ - Mỹ ở Delhi, nơi ông đang có chuyến thăm kéo dài ba ngày.
“Bất kỳ quốc gia nào xem trọng sự tự do, rộng mở của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sẵn sàng hành động để đảm bảo điều đó đều được chúng tôi hoan nghênh”.
Ông cũng nói "Bộ tứ" có thể tăng cường quan hệ với các quốc gia ASEAN và hợp tác để bảo vệ tự do trên biển, Reuters đưa tin.
Trung Quốc đã lên án "Bộ tứ" là một nỗ lực để kìm hãm sự phát triển của nước này và thúc giục Mỹ từ bỏ “tâm lý Chiến tranh Lạnh”.
Ông Beigun đang trao đổi với lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ để tạo tiền đề cho cuộc đối thoại thường niên giữa các nhà ngoại giao và lãnh đạo quốc phòng hàng đầu của hai nước. Cuộc đối thoại dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.
Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper dự kiến sẽ bay đến New Delhi để đối thoại với Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh phía Ấn Độ.
Thứ trưởng Biegun nhấn mạnh rằng Mỹ muốn củng cố mối quan hệ với Ấn Độ dựa trên các lợi ích chung. “Chúng tôi muốn tìm cách nâng cao khả năng của Ấn Độ trong việc bảo vệ chủ quyền và phát triển các lợi ích tại khu vực Indo-Pacific”, ông cho biết.
Mỹ kêu gọi hợp tác sâu hơn trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp dọc theo biên giới trên dãy Himalaya. Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ vào tháng 6. Kể từ đó, hai bên đã điều động hàng nghìn binh sĩ đến khu vực, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn.
Ấn Độ thường rất cẩn thận để tránh bị lôi kéo vào các liên minh do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, ông Beigun cho biết Mỹ không có kế hoạch cản trở quyền tự chủ chiến lược của Ấn Độ mà chỉ muốn tạo dựng mối quan hệ dựa trên lợi ích chung.
Trong một hoặc hai thập kỷ qua, Mỹ đã thay thế Nga trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ.
Israel không kích các đồn Hezbollah ở biên giới Lebanon Israel không kích các đồn Hezbollah ở biên giới Lebanon 4 ngày sau khi Hezbollah thông báo họ đã hạ gục một máy bay không ... |
Tăng cường hợp tác, đưa các nước CLMV đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư Sáng 24/8, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước lần thứ 12 (CLMV EMM 12) đã diễn ra tại Hà Nội theo hình thức ... |
Ông Trump dọa đánh thuế các công ty Mỹ không đưa dây chuyền sản xuất về nước để tạo việc làm Theo Tổng thống Donald Trump, nếu tái đắc cử, ông sẽ đánh thuế các công ty Mỹ không đưa dây chuyền sản xuất về nước ... |