Anh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông
Bắc Kinh hạn chế hoạt động của nhân viên ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc |
Việt Nam – Trung Quốc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển |
Tàu hộ tống HMS Argyll (phải) của hải quân Anh trong lần diễn tập chung với các tàu chiến Mỹ trên Biển Đông vào tháng 1.2019 HẢI QUÂN MỸ |
Trong tuyên bố lập trường về các vấn đề pháp lý tại Biển Đông công bố đầu tháng 9, Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong việc giải quyết các tranh chấp.
Theo Bộ Ngoại giao Anh, sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hồi năm 2016, nhiều bài viết của chính phủ và viện nghiên cứu Trung Quốc được đăng tải nhấn mạnh rằng các yêu sách biển tại Biển Đông của Trung Quốc dựa trên “quyền lịch sử” và khái niệm “quần đảo xa bờ”. “Anh phản đối những yêu sách như vậy tại Biển Đông vì nó không dựa trên luật pháp, không phù hợp với UNCLOS”, tuyên bố nêu.
Về yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc tại Biển Đông, Bộ Ngoại giao Anh cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ cơ sở của yêu sách này. Bộ Ngoại giao Anh nhắc lại phán quyết của PCA rằng yêu sách của Trung Quốc đối với "quyền lịch sử" là không phù hợp với các điều khoản của UNCLOS. Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc trái với việc phân bổ vùng biển theo UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý. Anh tuyên bố hoàn toàn đồng tình với lập luận của PCA.
Cũng trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Anh phản đối việc Trung Quốc tuyên bố 4 nhóm thực thể ở Biển Đông gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi Macclesfield là quần đảo xa bờ, nhằm vẽ đường cơ sở thẳng hoặc đường cơ sở quần đảo xung quanh các nhóm thực thể này.
Chiến hạm MỹAnh tuyên bố sẽ tiếp tục cho tàu thuyền, máy bay di chuyển tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Trong ảnh là tàu hộ tống HMS Argyll của hải quân Anh trong lần diễn tập chung với các tàu chiến Mỹ trên Biển Đông vào tháng 1.2019 HẢI QUÂN MỸ và Anh trong một cuộc tập trận trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Việc vẽ đường cơ sở xung quanh các nhóm thực thể này đồng nghĩa Trung Quốc coi các nhóm thực thể này có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Bộ Ngoại giao Anh, việc này không phù hợp UNCLOS và vấn đề đã được xem xét trong phán quyết năm 2016 mà Anh hoàn toàn đồng tình.
Về vấn đề tự do di chuyển tại Biển Đông, Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố sẽ tiếp tục cho tàu thuyền, máy bay di chuyển tại Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Về vấn đề di chuyển an toàn tại Biển Đông, Anh kêu gọi tất cả các nước đảm bảo tuân thủ đúng quy định về di chuyển an toàn để ngăn ngừa các vụ va chạm.
Ngoài ra, Anh cũng kêu gọi tất cả các nước trong khu vực tuân thủ trách nhiệm trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Anh nhắc lại phán quyết của PCA rằng Trung Quốc đã không hoàn thành nghĩa vụ khi dung túng và chủ động hỗ trợ ngư dân đánh bắt các loài thủy sản có nguy cơ và sử dụng phương pháp đánh bắt gây hại, bồi đắp và xây dựng phi pháp các thực thể gây thiệt hại không thể khắc phục cho các hệ sinh thái rạn san hô...
Trước Anh, Mỹ, Úc và một số nước Đông Nam Á đã có những văn bản chính thức nhằm bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Nhật, Mỹ kiên quyết phản đối hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông Theo Kyodo News, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí hai nước sẽ kiểm chế hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông ... |
Mỹ không cho phép Trung Quốc ngăn các nước tiếp cận tài nguyên ở Biển Đông Ngoại trưởng Pompeo viết trên Twitter ngày 26-8 (tức 27-8 theo giờ Việt Nam) khẳng định Mỹ ủng hộ các đồng minh và đối tác ... |
Mỹ đưa công ty Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông vào danh sách đen Hôm 26/8, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với hơn hai chục công ty và các quan chức ... |