Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có những điểm gì mới?
Ngân sách 2020: Quốc hội duyệt chi gần 5 tỷ USD trả nợ lãi |
Quốc hội chốt tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7/2020 |
Quốc hội thông qua 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 |
Sáng nay (20/11), Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với 435/453 đại biểu tán thành (chiếm 90,06% tổng số đại biểu). Bộ luật gồm 17 chương, 220 điều và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021.
Về vấn đề nghỉ lễ, Tết được quy định tại Điều 112, có 452/455 đại biểu tán thành (chiếm tỷ lệ 93,58%).
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết gồm: Tết Dương lịch 1 ngày; Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày 30/4; Ngày 1/5; Quốc khánh nghỉ 2 ngày; Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày...
Trước đó, 370/402 đại biểu đồng ý bổ sung thêm 1 ngày nghỉ trong năm có hưởng nguyên lương cho người lao động. Có ý kiến đề nghị chọn ngày nghỉ liền kề Quốc khánh 2/9, có ý kiến đề xuất chọn Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi (Ảnh minh hoạ) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nên chọn ngày liền kề với Ngày Quốc khánh 2/9 như đã được thể hiện trong dự thảo Bộ luật. Như vậy, ngày Quốc khánh người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày.
Về quy định làm thêm giờ tại Điều 107, có 433/453 (89,65%) đại biểu biểu quyết tán thành. Theo đó, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm.
Trường hợp làm thêm 300 giờ/năm phải thuộc các trường hợp như: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản; Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời; Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn, do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm...
Người lao động được nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh từ 2021 (Ảnh minh hoạ) |
Về thời giờ làm việc bình thường, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giảm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần. Một số khác đề nghị giữ như quy định hiện hành về thời giờ làm việc bình thường là 48 giờ/tuần.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc từng bước giảm giờ làm theo hướng sẽ ghi vào Nghị quyết của kỳ họp.
Theo đó, giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất giảm giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần. Đồng thời, giữ quy định "Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động" tại Điều 105 về thời giờ làm việc bình thường.