Quốc hội thông qua 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020
"Tư lệnh" ngành nào đăng đàn trước Quốc hội tuần này? |
Vụ "bổ nhiệm thần tốc" ông Vũ Hùng Sơn lại được nêu ở Quốc hội |
Bộ trưởng trả lời chung chung, Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở |
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 |
Sáng nay (11/11), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Kết quả, 88,02% tổng số đại biểu Quốc hội ấn nút tán thành.
Đối với 12 chỉ tiêu chủ yếu về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đã có 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Các chỉ tiêu vừa được thông qua bao gồm:
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%;
2. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI) dưới 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%;
4. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%;
5. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP;
6. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%;
7. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%;
8. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%;
9. Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh;
10. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%;
11. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%;
12. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Đáng chú ý, với ý kiến của một số đại biểu là tăng trưởng GDP chỉ nên trong khoảng từ 6,7-6,8% hoặc tăng từ 6,8% trở lên, không ghi "khoảng 6,8%", Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất giữ như dự thảo Nghị quyết.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 được xây dựng trên cơ sở kết quả ước thực hiện của năm 2019, dự báo về bối cảnh, tình hình của năm 2020 còn nhiều biến động khó lường, tính toán, cân đối các nguồn lực cũng như tham khảo đánh giá của một số tổ chức quốc tế.
Vì thế, mục tiêu tăng GDP năm 2020 khoảng 6,8% là mức tăng hợp lý, bảo đảm sự hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết các vấn đề xã hội.