Bệnh viện Bạch Mai cứu sống bệnh nhân ngay trước giờ phong tỏa vì Covid-19
Thẩm mỹ viện Ngọc Dung ủng hộ 2 tỷ đồng chống dịch COVID- 19 |
24 ngày chiến đấu với tử thần, giành lại sự sống của bệnh nhân Covid-19 tại Singapore |
PGS.TS Nguyễn Văn Chi và các bác sĩ hội chẩn một ca bệnh nặng ngay tại giường. (Ảnh: BVCC). |
Nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính SARS-CoV-2, ngày 28/3 lãnh đạo bệnh viện đã tiến hành phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Ngay trước thời điểm bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa, nhiều bệnh nhân nặng, trong tình trạng nguy kịch đã được đưa đến cấp cứu kịp thời. Cùng với sự nỗ lực hết mình của các y bác sĩ trong hoàn cảnh khó khăn của dịch bệnh, hiện sức khỏe của những bệnh nhân này đã ổn định.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Trưởng Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai), một nam bệnh nhân 40 tuổi bị đột quỵ được chuyển đến khoa cấp cứu chỉ 2 tiếng trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.
Bệnh nhân có tiền sử bình thường, khỏe mạnh nhưng bất ngờ bị đột quỵ. Khi nhập viện, người bệnh trong tình trạng liệt nửa người, hôn mê, rối loạn ý thức, thất ngôn, không nói được.
Tiến hành thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong bên trái và động mạch não giữa M1 bên trái.
“Đây là tổn thương lớn đối với não và thông thường với những tổn thương lớn như thế này nếu không được can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao và nếu còn sống thì cũng để lại di chứng rất nặng nề”, PGS.TS Nguyễn Văn Chi cho biết.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã can thiệp, dùng phương pháp luồn catheter vào tnong chỗ tắc và dùng dụng cụ chuyên dụng lấy cục máu đông ra, tái thông mạch máu bị tắc.
Bệnh nhân có tín hiệu phục hồi tương đối tốt. Sau 2 ngày điều trị, người bệnh đã co được tay và nói trở lại. Đến ngày 2/4, sau 1 tuần được điều trị, bệnh nhân đã nói khá rõ và vận động được các động tác phức tạp hơn như cầm đũa, thìa...
Một trường hợp khác cũng được đưa đến cấp cứu kịp thời, nhập viện cấp cứu trước 1 tiếng đồng hồ khi lệnh phong tỏa bệnh viện có hiệu lực.
Bác sĩ Chi cho hay, bệnh nhân đến viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê sâu. Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện có xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch não, gây chảy máu vào khoang dưới nhện.
Sau khi được can thiệp bằng coil để bít túi phình vỡ thì bệnh nhân lại xuất hiện biến cố giãn não thất cấp và tăng áp lực động mạch sọ. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu não thất và bơm thuốc tiêu sợi huyết, điều trị tăng áp lực động mạch sọ.
“Đây là kỹ thuật vô cùng khó và hiện nay ở Việt Nam chỉ ít cơ sở y tế triển khai được. Nếu chỉ lùi lại vài giờ, khi bệnh viện có lệnh phong tỏa, bệnh nhân không đến được Bạch Mai, không thực hiện được kỹ thuật này thì bệnh nhân sẽ phải chịu thiệt thòi rất lớn”, Trưởng khoa cấp cứu A9 nói.
Ông cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc cách ly là điều không thể tránh khỏi, sự bất cập này là câu chuyện giữa những qui định về hành chính và chuyên môn.
“Trong điều kiện nào thì người làm chuyên môn cũng đều nỗ lực để đạt kết quả cao nhất cho người bệnh”, TS Chi khẳng định.
Trong cuộc họp trực tuyến sáng 1/4, Bộ Y tế đã chỉ định Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp tục tiếp nhận những ca bệnh nặng chuyển từ tuyến dưới lên và với những ca bệnh khó sẽ yêu cầu hội chẩn chuyên môn từ xa.
Ngày 1/4, TS Dương Đức Hùng- Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, để thực hiện việc tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong giai đoạn Bệnh viện Bạch Mai đang thực hiện lệnh cách ly, Bệnh viện đã xây dựng quy trình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu. Theo đó, quy trình này gồm 4 bước sau:
Bước 1: Đơn vị dự kiến chuyển người bệnh hội chẩn trực tuyến trước (hoặc liên hệ trước qua điện thoại với Khoa Cấp cứu về tình trạng người bệnh theo SĐT: 0869 587 707), Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai căn cứ thực tế người bệnh sẽ đồng ý tiếp nhận người bệnh.
Bước 2: Nhân viên Khoa Cấp cứu chuẩn bị các phương tiện cần thiết để cấp cứu người bệnh, chuẩn bị sẵn sàng đón người bệnh từ vùng đệm tại Cổng số 1 đường Giải Phóng. Nhân viên mặc quần áo bảo hộ, phương tiện vận chuyển được khử khuẩn. Trường hợp cần thiết cho 01 người nhà người bệnh được ở trong bệnh viện để phối hợp giải quyết các việc liên quan.
Bước 3: Khoa Cấp cứu phân luồng riêng đưa người bệnh vào buồng cách ly để tiếp tục điều trị. Người bệnh và người nhà người bệnh cần được sàng lọc dịch tễ và chỉ định làm xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay lúc vào Khoa.
Bước 4: Trường hợp người bệnh cần chuyển vào các khoa khác, Khoa Cấp cứu cần liên hệ trước và phân luồng riêng để vận chuyển người bệnh.
Bên trong Bệnh viện Bạch Mai những ngày cao điểm Covid-19 Phần lớn người nhà của các bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển đi cách ly phòng ngừa Covid-19 tại Hòa Lạc, do ... |
Vì sao 3 ca dương tính qua test nhanh 10 phút lại không mắc Covid-19? Bộ Y tế vừa xác nhận thông tin 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 qua việc xét nghiệm bằng test nhanh 10 phút, sau khi ... |
Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai được cách ly Covid-19 ở khách sạn 4 sao Chiều 31/3, Bộ Y tế đã quyết định thành lập cơ sở cách ly cho cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai tại khách ... |