Báo cáo sai về tình trạng xả rác thải nhựa ra biển, tổ chức quốc tế xin lỗi
Ấn Độ tuyên chiến với đồ nhựa dùng một lần Chính phủ Ấn Độ mới đây đã chính thức cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần, vốn nằm trong kế hoạch loại bỏ dần loại vật liệu được sử dụng phổ biến ở quốc gia gần 1,4 tỷ dân này. |
Báo chí góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa Công tác truyền thông báo chí tốt sẽ giúp cho các chủ trương, các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về rác thải nhựa lan tỏa đến cộng đồng xã hội một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển nói chung và giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng. |
Báo cáo năm 2015 của OC nêu tên 5 quốc gia châu Á thuộc nhóm " những quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới” (Ảnh: Ocean Conservancy) |
Theo báo cáo mang tên Stemming the Tide được tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường Ocean Conservancy (OC) công bố năm 2015 thì 5 quốc gia châu Á là Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam được xếp vào nhóm “những quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới”.
Những nước này cũng bị OC quy kết có thể phải chịu trách nhiệm cho khoảng 50% rác thải nhựa đại dương.
Bên cạnh đó, trong báo cáo năm 2015, OC còn khẳng định đốt rác và đốt rác phát điện là những phương án khả thi để ngăn ngừa tình trạng xả rác thải nhựa ra biển. Kết luận này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các tổ chức hoạt động vì môi trường khác trên thế giới.
Sau 7 năm kể từ khi báo cáo được công bố, vào tháng 7/2022, OC đã thừa nhận những nội dung gây tranh cãi trong báo cáo Stemming the Tide là không phù hợp, đồng thời đưa ra lời xin lỗi chính thức tới 5 quốc gia bị nêu tên cũng như các tổ chức hoạt động vì môi trường đã cố gắng đính chính những thông tin được OC đưa ra trong báo cáo.
Cụ thể, đối với việc liệt kê các quốc gia nằm trong top đầu thế giới về xả rác nhựa ra biển, OC cho biết, báo cáo của tổ chức này đã quá tập trung vào riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á, “tạo ra một câu chuyện về việc ai phải chịu trách nhiệm cho khủng hoảng rác thải nhựa” và gán câu chuyện đó với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
OC đã bỏ quên tính chất toàn cầu của vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa, quên mất phần trách nhiệm mà các quốc gia phát triển phải chịu, bao gồm việc sản xuất nhựa nguyên sinh, xuất khẩu sản phẩm nhựa và thậm chí là cả nhựa phế thải sang các nước đang phát triển.
Đối với quan điểm về giải pháp đốt rác và đốt rác phát điện, OC thừa nhận đã chỉ tập trung tới vấn đề rò rỉ nhựa ra biển mà không tính đến giải pháp mang tính gốc rễ hơn. Đốt rác và đốt rác phát điện có thể làm nhựa “biến mất” ngay từ khi còn ở trên đất liền nên có thể làm giảm rác nhựa xả ra biển, tuy nhiên không thể giải quyết được vấn nạn ô nhiễm.
“Chúng tôi đã thất bại trong việc giải quyết các vấn đề gốc rễ của rác thải nhựa”, OC cho biết.
Tuyên bố hủy bỏ mọi chứng thực về tính hiệu quả của phương pháp đốt rác và đốt rác phát điện, OC cũng cho biết sẽ chuyển hướng trọng tâm sang hỗ trợ các giải pháp về kinh tế tuần hoàn.
"Quản lý và tái chế chất thải rắn vẫn là giải pháp cho ô nhiễm nhựa nhưng phải được kết hợp với nỗ lực giảm sản xuất nhựa nguyên sinh hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn", thông cáo báo chí của OC viết.
Hiện tại, báo cáo Stemming the Tide cùng tất cả nội dung liên quan đến thông tin trong báo cáo đã bị gỡ bỏ khỏi trang web chính thức của OC.
Chính phủ Việt Nam đang đề ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn nạn rác thải nhựa thải ra biển (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN) |
Phản hồi về “lời xin lỗi muộn màng” của OC, Liên minh Toàn cầu về giải pháp thay thế lò đốt (GAIA) khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, báo cáo của OC đã gây thiệt hại cho 5 quốc gia bị nêu tên, đồng thời khiến chính phủ các quốc gia này hiểu nhầm về vai trò của đốt rác.
Chấp nhận lời xin lỗi của OC như một động thái tích cực, GAIA cho biết sẽ cùng OC và các tổ chức hoạt động vì môi trường khác tiếp tục thảo luận để tìm ra những giải pháp phù hợp hơn trong tương lai.
Theo UNDP, trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 500 tỷ túi nhựa được sử dụng, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 8-12 triệu tấn nhựa rò rỉ ra biển, và phải mất 400 năm đến 1000 năm để chất thải nhựa phân hóa hoàn toàn trong môi trường, 100.000 động vật biển bị giết hại bởi nhựa. Nếu xu hướng này tiếp tục, đến 2050, rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá ở biển và đại đương của chúng ta. Là quốc gia với tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế và sức khoẻ con người, trong đó ô nhiễm rác thải nhựa chiếm một phần không nhỏ. Với hơn 3,000 km đường bờ biển dọc theo chiều dài đất nước, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 cửa sông. 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Các con số cho thấy, cần phải hành động ngay trong cuộc chiến chống rác thải nhựa nhằm cải thiện tình trạng trên. |
Phát triển kinh tế đại dương "xanh": Chìa khóa để vươn ra biển lớn Để “vươn ra biển lớn,” Việt Nam cần có các hành động khẩn cấp và mạnh mẽ kịp thời hơn trong việc chống rác thải nhựa, chuyển đổi theo xu hướng phát triển kinh tế biển xanh. |
Giảm thiểu chất thải từ nhựa - việc cần làm ngay từ mỗi cá nhân Việc hạn chế, giảm thiểu và tái chế chất thải từ nhựa đã trở thành yêu cầu quốc gia cấp bách và phải triển khai ngay lập tức, bắt đầu từ việc giảm dần tiêu thụ các sản phẩm nhựa nhất là các sản phẩm dùng một lần. Ông Nguyễn Văn Tạo - Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu như vậy tại Lễ khai mạc Triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa năm 2022. |