Báo Australia: 'Thành công trong chống dịch của Việt Nam đáng mơ ước'
Báo Đức ca ngợi cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam |
Báo nước ngoài ca ngợi sáng kiến "ATM gạo" của Việt Nam |
Trong bài viết với tiêu đề "Tại sao Việt Nam, một đất nước đang phát triển ở Đông Nam Á, làm tốt tới vậy trong cuộc chiến chống Covid-19", tờ ABC của Australia đã đưa ra những đánh giá, nhận định và ca ngợi thành công trong ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam.
Tờ ABC đề cập đến việc các ca nhiễm tăng mạnh ở các nước như Singapore, dịch tiếp tục lan tràn ở các nước Đông Nam Á khác, song Việt Nam vẫn ở ngoài cuộc.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam hiện vẫn là 288 ca, chưa ghi nhận ca tử vong. |
Việt Nam có đường biên giới dài hơn 1.400 km với Trung Quốc - nơi ghi nhận những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Dân số Việt Nam hơn 90 triệu người và GDP đầu người chỉ bằng 1/22 so với Australia.
Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19. Thành tích "không ca tử vong" vì virus SARS-CoV-2 của quốc gia này khiến cả thế giới "ghen tỵ".
'Chưa ai tử vong. Đó là thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 mà các nước từ Mỹ tới Italy chỉ có thể mơ ước", tờ ABC nhận định.
Tờ ABC đề cập đến những ca khỏi bệnh ở Việt Nam. Ngày 11/2, Việt Nam công bố thêm 8 ca khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi ở Việt Nam lên 249 trong tổng số 288 ca bệnh. Hiện tại (tính đến ngày 14/5), đã có 252 người khỏi bệnh, số ca nhiễm vẫn là 288 và 28 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
So sánh với Malaysia và Singapore, hai nước với số dân gần 6 triệu, chỉ bằng một phần nhỏ với dân số của Việt Nam, nhưng hai quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm lần lượt là hơn 6.000 ca và hơn 23.000 ca.
Thành công trong chống dịch của Việt Nam được báo chí nhiều nước ca ngợi. |
Nói về sự minh bạch trong công bố số ca nhiễm bệnh, theo tờ ABC, các tổ chức quốc tế, Đại sứ Australia tại Việt Nam đều tin tưởng các dữ liệu Việt Nam cung cấp. Hãng tin uy tín Reuters đã liên lạc với 13 nhà tang lễ và không thấy có hiện tượng tăng đột biến dịch vụ.
“Ngay từ đầu tháng 2, Việt Nam đã thông báo về nguồn lực y tế hạn chế nếu đại dịch xảy ra. Bởi vậy, chính quyền đã nhanh chóng cố gắng kiểm soát dịch bệnh”, bà Sharon Kane, Giám đốc tổ chức Plan International hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng tại Việt Nam, nói.
Chìa khóa dẫn tới thành công trong công cuộc chống dịch của Việt Nam là các chiến dịch truyền thông cộng đồng hiệu quả, truy dấu quyết liệt, xét nghiệm chiến lược.
Theo tờ ABC, ngay từ rất sớm, Việt Nam đã nhận thức virus corona là một vấn đề rất nghiêm trọng. Khi phát hiện ca đầu tiên vào 22/1, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được gấp rút thành lập.
Giáo sư Mike Toole, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Viện Burnet (Australia), đánh giá Việt Nam “hành động nhanh hơn bất cứ quốc gia nào, ngoại trừ Trung Quốc”.
Các biện pháp được tăng dần cấp độ. Ngày 1/2, hãng hàng không Vietnam Airlines ngừng mọi chuyến bay tới Trung Quốc. Tới ngày 21/3, Việt Nam quyết định đóng cửa biên giới và ngừng mọi đường bay quốc tế.
Theo bà Sharon Kane, đại dịch SARS năm 2003 đã để lại nhiều bài học, Việt Nam đã sử dụng những kinh nghiệm từ đại dịch đó và hành động có trách nhiệm.
Tới tháng 3, các nhà khoa học Việt Nam phát triển một số kit xét nghiệm giá rẻ. “Trong khi Mỹ chưa có kit xét nghiệm nào hiệu quả, Việt Nam đã có 3 mẫu”, GS Toole nói.
Tới cuối tháng 4, số phòng xét nghiệm của Việt Nam tăng từ 3 lên tới 112, tiến hành 260.000 xét nghiệm (gần 2.700 mẫu trên 1 triệu dân).
Từ ngày 16/3, đeo khẩu trang là quy định bắt buộc, ai vi phạm sẽ bị xử phạt.
Ngoài ra, Chính phủ đưa ra nhiều khẩu hiệu tuyên truyền, phát huy hiệu quả rõ rệt như “Ở nhà là yêu nước”, “Virus là kẻ thù”, khuyến khích người dân thực hiện những thói quen tốt như sử dụng nước rửa tay.
Các cơ quan chức năng cũng phát hành bài hát "Ghen Cô Vy" - vũ điệu rửa tay thu hút hàng triệu view trên YouTube và lan tỏa khắp thế giới.
Sau gần 1 tháng không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam đã mở lại các cơ sở kinh doanh và điểm du lịch. Trường học mở cửa, học sinh được đo nhiệt độ và cung cấp nước rửa tay.
Tuần này, hệ thống xe bus ở TP.HCM, thành phố có 9 triệu dân, hoạt động trở lại. Vietnam Airlines thông báo sẽ nối lại tất cả các chuyến bay nội địa vào tháng 6.
Bên cạnh ca ngợi thành công của Việt Nam trong công tác chống dịch, tờ ABC cũng đề cập đến những khó khăn gặp phải.
Giống như nhiều quốc gia khác, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, trong đó có ngành du lịch.
Ngành trên là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam với 750.000 nhân công, đóng góp 8% GDP (số liệu năm 2017). Tuần này, đất nước thông báo chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” nhằm thúc đẩy du lịch nội địa.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục cho hồi hương công dân, nên nguy cơ các ca bệnh tới từ nước ngoài vẫn còn.
Người Séc ghi nhận tình cảm của cộng đồng người Việt trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 Trong cuộc chiến COVID-19, những nghĩa cử của cộng đồng người Việt tại Séc như: phát động phong trào may khẩu trang, quyên góp tiền ... |
Chùm ảnh: Tranh cổ động khắp phố phường trong cuộc chiến chống COVID-19 Thành công trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 có sự đóng góp không nhỏ của những bức tranh cổ động, tuyên truyền trên đường ... |
Việt Nam dẫn đầu các nước ASEAN trong cuộc chiến chống Corona virus Mới đây, trên trang www.vir.com.vn, ông Kavl Chongkittavorn đã có bài viết “Vietnam leading the ASEAN in fighting coronavirus” - tạm dịch là: Việt Nam ... |