Australia gửi công hàm lên LHQ, bác mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc lên tiếng về việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô |
Indonesia tập trận lớn ở Biển Đông sau khi từ chối đàm phán với Trung Quốc |
Australia vừa gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ), bày tỏ lập trường về 5 công hàm mà Trung Quốc trước đó gửi Tổng Thư ký LHQ liên quan đến Báo cáo ranh giới thềm lục địa của Malaysia.
Công hàm này nêu rõ: "Chính phủ Australia bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, đặc biệt là, các tuyên bố trên biển không tuân thủ theo các luật lệ (của UNCLOS) về đường cơ sở, các vùng biển và phân loại các thực thể biển".
Công hàm nhấn mạnh, Australia phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với "quyền lịch sử" hoặc "quyền hàng hải" được xác định dựa trên "thực tiễn lịch sử lâu đời" ở Biển Đông. Phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 đã khẳng định các yêu sách này không phù hợp với UNCLOS 1982 và do đó những yêu sách nói trên không có giá trị pháp lý.
Phía Australia cũng khẳng định không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc vẽ đường cơ sở thẳng "nối ngoài cùng của các thực thể hoặc nhóm đảo ở Biển Đông, thềm lục địa hoặc các quần đảo xa bờ". Australia bác bỏ yêu sách đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên các đường cơ sở thẳng như vậy.
Tàu hộ vệ Hàng Dương (phải) và tàu khu trục Vũ Hán trên Biển Đông ngày 18.6. Ảnh: PLA |
Công hàm cũng đồng thời phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các thực thể chìm dưới nước hoặc thực thể nửa nổi nửa chìm theo quy định của UNCLOS 1982. Công hàm khẳng định, "không có căn cứ pháp luật cho việc xác định các vùng biển ngoài các quy định của Công ước của LHQ về luật biển 1982". Chính phủ Australia không chấp nhận bất kỳ việc thay đổi hiện trạng của các thực thể nhân tạo để trở thành đảo theo UNCLOS 1982.
Công hàm này còn nhấn mạnh, Chính phủ Australia không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc rằng chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa "được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế".
Australia kêu gọi các quốc gia tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có Trung Quốc, làm rõ yêu sách biển của mình và giải quyết tranh chấp một cách hoà bình thông qua luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Trước đó, Mỹ cũng đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Các tuyên bố từ Mỹ, Australia một lần nữa khẳng định các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không được cộng đồng quốc tế công nhận, không có căn cứ pháp lý.
Mỹ mong muốn hỗ trợ ngư dân Việt Nam trên biển Đại sứ Mỹ tại Việt Nam mong muốn hợp tác cùng Việt Nam phát triển nghề cá bền vững, “hỗ trợ ngư dân Việt Nam ... |
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Tại Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại ... |
Mỹ lên án Trung Quốc lập "đế chế hàng hải" ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 21/7 lên tiếng phản đối các hành động gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông đồng ... |