Anh cử tàu chiến HMS đi qua Biển Đông
Tờ Người Australia hôm nay cho biết, tàu sân bay hiện đại nhất của Anh HMS Queen Elizabeth vừa rời cảng Portsmouth ở phía Nam nước Anh để bắt đầu cuộc hành trình kéo dài 28 tuần nhằm thực hiện một loạt nhiệm vụ về ngoại giao, thương mại và quốc phòng.
Trong khuôn khổ hoạt động triển khai lớn nhất từ trước đến nay của chiến hạm này, tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ mang theo hơn 30 máy bay trong đó có máy bay F35, trực thăng Wildcat và trực thăng Merlin để tham gia nhiều cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác trên thế giới. Theo lịch trình, tại châu Á, tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ đi qua Biển Đông để tiến vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tại khu vực này, tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ dừng chân ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Tàu sân bay Queen Elizabeth rời cảng Portmouth để bắt đầu hành trình kéo dài 28 tuần. Ảnh: The Australian. |
Phó Đô đốc Hải quân Anh, chỉ huy trưởng các cuộc tập trận chung thuộc Bộ Quốc phòng Anh, Tướng Ben Key khẳng định, việc triển khai tàu sân bay Queen Elizabeth trong một hành trình dài là “là sự thay đổi lớn” nhằm thể hiện sự đóng góp của Anh vào việc gìn giữ an ninh toàn cầu.
Trước đó, ông Radakin từng nhấn mạnh quan điểm của người Anh về chiến lược đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Quan điểm này đã được nêu rõ trong một bản đánh giá tích hợp về quốc phòng, an ninh, phát triển và ngoại giao của Anh công bố hồi tháng 3 vừa qua.
"Tôi cho rằng khi chúng tôi đề cập tới khuynh hướng nghiêng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, câu chuyện sẽ tập trung vào việc nhìn nhận tầm quan trọng về mặt kinh tế của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", ông Radakin nói.
"Tính tới giai đoạn 2040 - 2050, có 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ tập trung tại khu vực này. Vì vậy, khi chúng tôi là một quốc gia thương mại có lợi ích khắp nơi, chúng tôi đang hướng ra bên ngoài và theo đuổi những lợi ích ấy. Đối với tôi, đó là điều rất bình thường, là một phần trong lịch sử và truyền thống thương mại của quốc gia. Và đó là những gì đang diễn ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đô đốc Radakin nói tiếp.
Đây là đợt triển khai hải quân và không quân lớn nhất của Anh kể từ năm 1982 và được xem như tín hiệu chứng minh sự hiện diện ngày càng tăng của Anh tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hành trình kéo dài cả tháng trời của HMS Queen Elizabeth vượt 26.000 hải lý, ghé thăm 40 quốc gia không chỉ là màn ra mắt hoành tráng của hàng không mẫu hạm trị giá 3 tỉ bảng Anh mà còn là động thái "chào sân" ấn tượng của chiến lược "Nước Anh toàn cầu" mà nước Anh đặt ra sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu hôm 26-4, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định Anh không lùi lại mà tiến lên phía trước để thể hiện một vai trò chủ động trong việc "định hình hệ thống quốc tế của thế kỷ 21".
Màn ra mắt của HMS Queen Elizabeth cũng sẽ làm Biển Đông sôi động hơn trong năm nay. Con tàu này sẽ tham gia tập trận cùng các tàu của Mỹ và Hà Lan, Nhật, Úc, Canada, New Zealand, Pháp...
Nga điều 20 tàu chiến tới Biển Đen tập trận với phi đội cường kích của quân khu miền Nam hơn 20 tàu của Hạm đội Biển Đen của Nga đã tham gia huấn luyện chung với các phi đội máy bay cường kích Su-25SM3. |
Philippines tuyên bố đưa tàu chiến và dùng vũ lực đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sắp đưa tàu quân sự ra Biển Đông để “thực thi yêu sách” đối với các tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản trên vùng biển tranh chấp. |
Nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc lại vào Biển Đông Truyền thông Hồng Kông vừa đưa tin nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc tiếp tục vào Biển Đông ngày hôm nay, 10/4. |