Anh cử nhóm tàu tác chiến cùng hàng ngàn thủy thủ tới Biển Đông
Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ lên đường vào tháng 5 để đến khu vực châu Á, bao gồm hoạt động tại Biển Đông. Theo lịch trình cụ thể, nhóm tác chiến sẽ ghé nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Đây được coi là sự kiện tập trung sức mạnh hải quân và không quân "lớn nhất một thế hệ".
HMS Queen Elizabeth, tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất của hải quân Hoàng gia Anh, sẽ trở thành soái hạm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đến châu Á.
Khu trục hạm HMS Defender và HMS Diamond, khinh hạm HMS Kent và HMS Richmond giữ vai trò hộ tống.
Để bảo đảm hải trình, nhóm tàu sân bay sẽ được hỗ trợ từ hai tàu tiếp tế RFA Fort Victoria và RFA Tidespring.
Tiêm kích F-35B cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth - Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ANH |
Hải quân Anh cũng tiết lộ tham gia hỗ trợ hành trình quy mô lớn này còn có một tàu ngầm hạt nhân lớp Astute mang theo tên lửa Tomahawk.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết sứ mệnh sắp tới nhằm thể hiện rằng Anh “không bước lùi mà lại tiến thẳng đến việc đóng vai trò chủ động trong định hình hệ thống thế giới”.
“Khi lên đường vào tháng tới, nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ thể hiện sự ảnh hưởng, sức mạnh, cũng như phối hợp với các bạn bè và tái khẳng định cam kết của chúng tôi về các thách thức an ninh hôm nay và ngày mai”, ông Wallace phát biểu.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ mang theo 8 tiêm kích tàng hình F-35B, 4 trực thăng tấn công trên biển Wildcat, 7 trực thăng chống ngầm Merlin Mk2 và 3 trực thăng Merlin Mk4.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, chưa từng có tàu sân bay nào của Anh được biên chế nhiều trực thăng như vậy trong vòng 10 năm qua.
"Cả đất nước hãy tự hào vì những thủy thủ đoàn tận tụy, những người sẽ dành 6 tháng trên biển để cho thế giới thấy nước Anh sẽ không lùi bước mà tiếp tục giong buồm, tiến thẳng về phía trước và đóng vai trò chủ động trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21", thông cáo dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.
Ở một diễn biến khác, Trung Quốc đã bày tỏ thái độ không hài lòng kể từ khi thông tin tàu sân bay Anh sẽ tới Biển Đông được tiết lộ.
Trong một tuyên bố hồi tháng 3-2021, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói nước này "kiên quyết phản đối nước khác can dự vào các vấn đề khu vực với danh nghĩa đảm bảo tự do hàng hải".
Tàu Trung Quốc tập kết ở Đá Ba Đầu: 'Khúc dạo đầu' của chiến thuật cắt lát salami mới trên Biển Đông? ThS. Đỗ Hoàng, nghiên cứu viên tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhận định, việc Trung Quốc tập kết lượng lớn tàu, dài ngày tại Đá Ba Đầu nhiều khả năng là chiến thuật "cắt lát salami" mới ở Biển Đông, bắt đầu triển khai từ tháng 2/2020. |
Biển Đông: Hải quân Trung Quốc tập trận, tàu Mỹ "bám đuôi" Đoạn phim do các sĩ quan hải quân Mỹ quay từ một tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội, cho thấy tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc đang thực hiện các bài tập trận cách đó chỉ vài nghìn mét. |
Nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc lại vào Biển Đông Truyền thông Hồng Kông vừa đưa tin nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc tiếp tục vào Biển Đông ngày hôm nay, 10/4. |