Nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc lại vào Biển Đông
Chiều nay, truyền thông Hồng Kông đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh sáng nay đã bắt đầu tiến vào Biển Đông.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi qua eo biển Miyako từ khuya 3.4 cho đến rạng sáng 4.4. Lực lượng hộ tống tàu này gồm có 2 tàu khu trục Type 052D, 1 tàu khu trục Type 055, 1 tàu hộ tống Type 054A và 1 tàu hỗ trợ Type 901.
Theo đó, nhóm tàu chiến này đã di chuyển từ biển Hoa Đông, đi qua eo biển giữa đảo chính của quần đảo Okinawa với đảo Miyakojima, rồi tập trận ở vùng biển gần Đài Loan, và nay tiến vào Biển Đông.
Như vậy, hải trình của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh lần này khá giống với hải trình hồi tháng 4.2020. Tuy nhiên, trong đợt ra khơi này, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh có sự hiện diện của một tàu khu trục loại Type 055. Đây là tàu khu trục “khủng” nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Thanh niên |
Trả lời Thanh Niên, một số chuyên gia quốc tế nhận định rằng không loại trừ khả năng đợt này, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tổ chức tập trận ở Biển Đông. Sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh có nhiều động thái gây căng thẳng ở Biển Đông.
Trong tuần qua, vụ việc hàng trăm tàu Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu thuộc đảo Sinh Tồn Đông ở Biển Đông đã và đang thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế.
Hành động này tiếp tục làm gia tăng phức tạp tình hình trên Biển Đông, vi phạm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, hành động của Trung Quốc còn vi phạm các quy định của UNCLOS về hàng hải - một vấn đề vẫn còn ít được phân tích cặn kẽ dưới góc độ pháp lý.
Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, bao gồm đảo Sinh Tồn Đông, Việt Nam có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý bao quanh đảo Sinh Tồn Đông. Đá Ba Đầu là một rạn san hô lúc nổi lúc chìm nằm trong khu vực cách đảo Sinh tồn Đông 6-7 hải lý.
Theo quy định của luật quốc tế cũng như thực tiễn án lệ các cơ quan tài phán quốc tế, không quốc gia nào được phép chiếm đóng, yêu sách chủ quyền đối với rạn san hô này, và bản thân đá Ba Đầu cũng không có vùng biển riêng. Trái lại, Đá Ba Đầu thuộc về quốc gia có chủ quyền với “đảo nổi” nằm cách nó trong phạm vi 12 hải lý - chính là đảo Sinh Tồn Đông.
Do đó, mọi hoạt động trên biển xảy ra trong khu vực này đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam.
Bước đi chiến lược của Trung Quốc trong chiến dịch "Không chất thải" Khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, chuyên gia năng lượng Daniel Yergin nói rằng quyết định của Trung Quốc nhằm đạt mục tiêu không chất thải vào năm 2060 không hoàn toàn là để giải quyết ô nhiễm hay biến đổi khí hậu, mà là một tính toán chiến lược hơn để phát triển vị thế của mình trên toàn cầu. |
Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, cấm tàu thuyền ra vào khu vực Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) hôm qua thông báo một cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 12 - 14.3 và cấm tàu thuyền vào khu vực tập trận. |
Nhiều hoạt động của Trung Quốc khiến hệ sinh thái ở Biển Đông đang nguy cấp Đài ANI ngày 10.3 dẫn báo cáo của Quỹ nghiên cứu Observer (ORF-Ấn Độ) cho rằng sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy hệ sinh thái biển trong khu vực đến bờ vực suy sụp. |