Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
16:00 | 09/04/2023 GMT+7

Ấn tượng về Hà Lan và nỗi trăn trở để hai cánh chim hữu nghị "bay" không mỏi

aa
Với Đại sứ Hà Huy Thông, Hà Lan là đất nước của những điều kỳ diệu đáng để học hỏi. Cũng bởi yêu mến "xứ sở hoa tulip" mà ông không ngừng vun đắp, đóng góp cho tình hữu nghị Việt Nam-Hà Lan dù ở cương vị nào.
Hợp tác địa phương: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Hà Lan Hợp tác địa phương: Điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Hà Lan
Hoa Tulip Hà Lan được người Việt yêu thích Hoa Tulip Hà Lan được người Việt yêu thích
Đại sứ Hà Huy Thông. (Ảnh: NVCC)
Đại sứ Hà Huy Thông. (Ảnh: NVCC)

Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan (2006-2010), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Hà Lan, Ủy viên Quỹ Hoà bình và phát triển Việt Nam (VPDF) Hà Huy Thông chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam những ấn tượng của mình về đất nước, con người Hà Lan nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hà Lan (9/4/1973-9/4/2023).

Hà Lan là đất nước có phong cảnh tươi đẹp, con người bình dị, hòa nhã, được mệnh danh là đất nước đáng sống nhất châu Âu. Cá nhân Đại sứ ấn tượng nhất điều gì ở quốc gia này?

Những điều ca ngợi về Hà Lan ngày nay là có thể hiểu được. Nhưng nếu ngược dòng thời gian, chúng ta sẽ thấy người Hà Lan đã phải nỗ lực vươn lên như thế nào.

Hà Lan tiếng Hà Lan (Nederland) hay tiếng Pháp (Les pays Bas) có nghĩa là vùng đất thấp, giáp biển Bắc nhiều sóng lớn, bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Khoảng 2.000 năm trước, người Hà Lan bắt đầu chống chọi với biển, đặc biệt từ khoảng thế kỷ XIII, lúc đầu bằng cách xây kè, đập để bảo vệ đất khỏi bị ngập hay xói mòn. Sau này, bằng phương pháp huyền thoại là khơi dòng nước vào đất liền, ng ười Hà Lan tạonên các bờ đề ngăn, rồi vùng đầm, tái tạo vùng đất (reclaimed land), gọi là “polder”.

Người Hà Lan cũng làm cối xay gió từ 300 năm trước để đẩy nước ra biển hay tưới tiêu cho các cánh đồng cây quả, phục vụ nông nghiệp, góp phần đưa quốc gia này trở thành nước xuất khẩu nông sản thứ hai thế giới trong khi nông dân chỉ chiếm 2% lực lượng lao động.

Ấn tượng về Hà Lan và nỗi trăn trở để hai cánh chim hữu nghị 'bay' không mỏi
Đại sứ Hà Huy Thông Thăm công trình cửa chắn nước biển nổi tiếng nhất của Hà Lan. (Ảnh: NVCC)

Nhiều vùng đất bồi được tưới tiêu rất thích hợp để trồng hoa tulip mang thương hiệu Hà Lan. Nên đối với nhiều người nước ngoài, Hà Lan là “Mảnh đất của đê đập và polders”.

Khoảng 25-30% lãnh thổ Hà Lan hiện nằm dưới mực nước biển, nên việc đối phó nước biển dâng và biến đổi khí hậu mang tính sống còn với 16 triệu dân nơi đây.

Do đất Hà Lan tương đối phẳng, thuận tiện đi lại bằng xe đạp đi trên các bờ mương, kè, đập, thăm đồng, cây quả hay vào thành phố… dần dần, đi xe đạp trở nên phổ biến ở nước này. Khoảng 98% dân Hà Lan sở hữu và đi xe đạp. Nhiều người, có khi cả Thủ tướng và nhiều Bộ trưởng đạp xe (có đường đi sơn màu riêng) đi làm hằng ngày, không chỉ vì tiện, tiết kiệm, khiêm nhường, gần dân… mà còn để tập thể dục hay chống ô nhiễm, biến đổi khí hậu, tắc nghẽn giao thông…

Dần dần, “polder”, cối xay gió, hoa tulip, xe đạp… gắn liền với biểu tượng cho Hà Lan.

Khi mới đến Hà Lan, ấn tượng đầu tiên của tôi là người dân ở đây khá cao, sau mới biết cao trung bình thứ 2 thế giới: Nam là 1,83m và Nữ là 1,78m. Khi được hỏi vì sao người Hà Lan cao, thì một người địa phương nói đùa là để khỏi bị ngập nước, một người khác thì trả lời là nhờ uống nhiều sữa…

Trong bữa ăn bình thường của người Hà Lan thường có cốc sữa. Nhiều cuộc chiêu đãi thịnh soạn luôn có 3 - 4 cốc: nước trắng (một phần để thải độc tố), sữa, nước hoa quả hay nước ngọt, bia hay rượu.

Doanh thu từ ngành bơ sữa Hà Lan năm 2023 dự kiến đạt 8 tỷ USD và dự kiến tăng khoảng 3% mỗi năm đến 2027. Cùng với Mỹ, Đức, Belarus và New Zealand, Hà Lan nằm trong top 5 nước xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới.

Trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay, Hà Lan đã đạt nhiều thành tựu được thế giới ghi nhận. Các thống kê của năm 2022 cho thấy: Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 56 nghìn USD (thứ 13 thế giới); thứ 4/140 nước về cạnh tranh kinh tế (theo WEF); thứ 6 về đổi mới sáng tạo (theo WIPO); thứ 10 về Chỉ số phát triển con người HDI (theo UNDP) năm 2022; thứ 5 về chỉ số hạnh phúc con người (theo Liên hợp quốc) năm 2023…, xếp hạng minh bạch, không tham nhũng cao (CPI) thứ 8/180 nước trên thế giới 2023, tạo nên điều “Kỳ diệu Hà Lan” (Dutch miracle).

Đại sứ Hà Huy Thông tiếp bà con người Việt thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan ngày 16/8/2006. (Ảnh: NVCC)
Đại sứ Hà Huy Thông tiếp bà con người Việt thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan ngày 16/8/2006. (Ảnh: NVCC)

Trong thời gian công tác tại Hà Lan, chắc rằng Đại sứ có rất nhiều kỷ niệm với đất nước và con người nơi đây. Đại sứ có thể chia sẻ một vài kỷ niệm sâu sắc nhất?

Kỷ niệm thì có nhiều, trong dịp này, tôi chỉ xin chia sẻ mấy câu chuyện đời thường.

Khi tôi ngồi trên máy bay chuẩn bị hạ cánh sân bay quốc tế Schiphol (một trong 10 sân bay lớn nhất thế giới) để bắt đầu nhận nhiệm vụ mới ở Hà Lan, một hành khách mang đồ xách tay rất cồng kềnh từ hàng ghế hạng phổ thông đi chen vượt qua hạng thương gia. Thấy vậy, một hành khách Hà Lan to cao ra chặn ngang lại hỏi tại sao xách đồ cồng kềnh, nặng quá, làm phiền ảnh hưởng người khác… Chứng kiến việc này, tôi khá bất ngờ và dần hiểu mình đang đến làm việc ở một đất nước rất khác, nổi tiếng với người dân thẳng thắn, bộc trực.

Khi dần quen, tôi hỏi một số bạn ở đây rằng vì sao người Hà Lan bộc trực, câu trả lời đơn giản là vì họ trung thực, “nói từ trái tim”, nghĩ sao đúng thì làm, tiết kiệm thời gian vì dễ hơn nghĩ cách nói quanh co, vòng vèo.

Một kỷ niệm khác mà tôi mãi khắc ghi trong nhiệm kỳ làm Đại sứ ở đây là sự thành lập của Hội sinh viên Việt Nam tại Hà Lan (VNSNL). Đầu những năm 1990, sinh viên Việt Nam có học bổng chính phủ bắt đầu sang học. Đến 2007, có khoảng 700 học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam ở Hà Lan. Việc thành lập VNSNL là nhu cầu chính đáng, tạo sự gắn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đi học và hướng về gia đình, quê hương.

Với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, các cơ quan và nhất là chính các học sinh, sinh viên, ngày 18/10/2007, hơn 150 sinh viên đại diện cho sinh viên Việt Nam ở Hà Lan thành lập VNSNL.

Đến nay đã có hơn 3 nghìn sinh viên và du học sinh Việt Nam ở Hà Lan, nhiều người khi về đã tham gia làm việc trong cơ quan nhà nước hay khu vực tư nhân. Hội hiện hoạt động tích cực, lập trang web mới (VSNL), tham gia nhiều hoạt động ở sở tại và hướng về quê nhà.

Sau này tôi mới biết VSNL được coi là một trong dăm ba Hội sinh viên Việt Nam ở nước ngoài được thành lập bài bản nhất. Nhiều em học rất giỏi, thậm chí có những phát minh được quốc tế ghi nhận. Đến nay nhiều em đã có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, được phong hàm GS-PGS… Một số người sau làm lãnh đạo bộ, ngành, viện, đại học, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp…

Nhiều người về nước vẫn tích cực tham gia hoạt động của Hội hữu nghị với Hà Lan ở Trung ương và địa phương, tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ song phương dưới nhiều hình thức với tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo học được khi ở Hà Lan.

Tháp tùng PCT QH Uông Chu Lưu thăm làm việc với PCT Hạ viện HL 1-2/7/2014 (lúc đó với tư cách PCN UBĐN QH & PCT Hội hữu nghị với HL). (Ảnh: NVCC)
Đại sứ Hà Huy Thông khi đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tháp tùng Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm làm việc với Phó Chủ tịch Hạ viện Hà Lan, tháng 7/2014. (Ảnh: NVCC)

Hiện là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị với Hà Lan, Đại sứ tiếp tục tham gia vun đắp thế nào cho quan hệ giữa hai nước?

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ Việt Nam-Hà Lan đã phát triển mạnh mẽ, từ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước (năm 2010) đến nay là Đối tác toàn diện (từ 2019).

Trong những năm qua, quan hệ song phương không ngừng phát triển năng động, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh... Đây là kết quả nỗ lực của hai nước, nhất là trong nửa thế kỷ qua. Các cơ quan và nhiều người liên quan có trách nhiệm duy trì và phát triển hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Người Việt có câu “Con chim bay được cần có hai cánh”, trong khi tiếng Anh cũng có câu “Nhảy tăng-go phải có hai người” (It takes two to tango). Việc vun đắp cho quan hệ hai nước là sự nghiệp chung đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực, đầu tư liên tục và lâu dài của hai bên.

Thúc đẩy ngoại giao nhân dân là một trong những trụ cột chính của nền ngoại giao toàn diện, mà Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, gồm Hội hữu nghị Việt Nam-Hà Lan cùng chung tay góp sức.

Năm nay, kỷ niệm 50 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hà Lan, đồng thời cũng kỷ niệm 10 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Hà Lan (29/1/2013-29/1/2023). Do đó, Hội hữu nghị Việt Nam đã phối hợp với phía Hà Lan, Hội hữu nghị ở các địa phương với Hà Lan tổ chức một số sự kiện, như giao lưu bóng đá tại Đại học Hàng hải Việt Nam ngày 25/2 và sắp tới dự kiến có một số hoạt động nữa.

Cá nhân tôi tham gia một số hoạt động, như trả lời phỏng vấn, viết bài… về quan hệ hai nước, góp phần khiêm tốn của mình để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai bên.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Đại sứ Hà Huy Thông cùng Đại sứ Hà Lan tham dự Giao lưu bóng đá Việt Nam-Hà Lan. (Ảnh: NVCC)
Đại sứ Hà Huy Thông cùng Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baar tham dự Giao lưu bóng đá Việt Nam-Hà Lan tại Hải Phòng ngày 25/2. (Ảnh: NVCC)
Bệnh viện Hà Lan: công trình ghi dấu tình cảm nhân dân Việt Nam - Hà Lan Bệnh viện Hà Lan: công trình ghi dấu tình cảm nhân dân Việt Nam - Hà Lan
Nâng tầm hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam – Hà Lan Nâng tầm hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam – Hà Lan
Theo Thu Trang/Báo Thế giới và Việt Nam
Nguồn: baoquocte.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Kết nối sinh viên Việt Nam với các nhà khoa học vật lý thế giới

Kết nối sinh viên Việt Nam với các nhà khoa học vật lý thế giới

Ngày 16/7, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), 34 nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia khai mạc Trường học Vật lý Việt Nam lần thứ 30 (VSOP30).
5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

Hội nghị diễn ra ngày 16/7 tại Hà Nội do Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì cùng toàn thể Cơ quan Thường trực tham dự.
Cùng trải nghiệm mặc Yukata với các bạn Nhật Bản

Cùng trải nghiệm mặc Yukata với các bạn Nhật Bản

Tại sự kiện “Trải nghiệm phong tục lễ hội Tanabata, mặc thử Yukata” do Trung tâm Thông tin Văn hóa - Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã được mặc thử trang phục Yukata của Nhật Bản và khám phá những nét gần gũi trong trang phục truyền thống của hai nước.
Nữ sinh viên Lào, Campuchia được khám sức khỏe miễn phí

Nữ sinh viên Lào, Campuchia được khám sức khỏe miễn phí

43 nữ sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa được khám sức khỏe miễn phí tại Bệnh viện Hùng Vương.

Đọc nhiều

5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

5 nhóm mục tiêu công tác của 6 tháng cuối năm

Hội nghị diễn ra ngày 16/7 tại Hà Nội do Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì cùng toàn thể Cơ quan Thường trực tham dự.
Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Đoàn Thanh tra EC sẽ đến Việt Nam thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Trong thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang đang triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trong 2 tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8) để giữ vững những kết quả đã đạt được, đảm bảo không phát sinh các hành vi vi phạm IUU trong thời gian tới.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người Việt Nam khi ra nước ngoài định cư, nếu thôi quốc tịch Việt Nam thì căn cước công dân sẽ bị thu hồi; nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ không bị thu hồi căn cước công dân.
Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Thông tư Bộ Công an vừa ban hành quy định các thông tin giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định… đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) sẽ có giá trị như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, công dân chưa đăng ký thường trú, tạm trú và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết miền Bắc hôm nay 22/6 tiếp tục giảm nhiệt, cao nhất phổ biến 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/6 sẽ nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động