Ấn Độ tăng cường lực lượng quân sự quy mô lớn tại biên giới với Trung Quốc
Một trực thăng của Không quân Ấn Độ ở phía trên dãy núi gần thị trấn Leh, khu vực Ladakh hôm 24/6. Ảnh: EPA |
Sau vụ đụng độ, mặc dù đã đạt được thỏa thuận rút lui khỏi khu vực biên giới này, hai bên vẫn tiếp tục duy trì sự xuất hiện của quân đội tại thung lũng Galwan.
Ấn Độ mới đây đã triển khai thêm lực lượng lớn tại đây. Vào ngày hôm qua (24/6), xuất hiện rất nhiều máy bay chiến đấu trên bầu trời ranh giới, các máy bay xuất phát từ một căn cứ quân sự nằm ở Leh – một thị trấn gần khu vực tranh chấp của Ấn Độ.
Không chỉ vậy, nước này cũng đã lập các chốt kiểm soát dọc tuyến đường chính từ Leh. Người đân địa phương cho biết họ thấy các hàng dài xe tải quân sự cùng nhiều khẩu pháo ở gần nơi họ sinh sống.
Một đoàn xe của Quân đội Ấn Độ đi qua Gagangeer dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh vào ngày 22 tháng 6 năm 2020 tại Ganderbal, Ấn Độ. Ảnh: Waseem Andrabi / Getty image |
Hãng tin ANI cho biết, Ấn Độ đã triển khai hàng loạt máy bay chiến đấu đến khu vực tranh chấp với Trung Quốc, trong đó có các máy bay Sukhoi-30MKI, Mirage 2000, Jaguar, trực thăng tấn công Apache. Không quân Ấn Độ có kế hoạch đẩy nhanh thương vụ mua 33 máy bay chiến đấu từ Nga, gồm 21 máy bay MiG-29 và 12 máy bay Su-30MKI.
Theo CNBC, bà Nirupama Rao, người từng là đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc từ năm 2006 đến 2009 cho biết “cuộc đụng độ giữa hai bên là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước, Ấn Độ chỉ dự kiến được rằng sẽ làm hết sức để bảo vệ lợi ích của mình khi những sự việc tranh chấp xảy ra cực kỳ nhạy cảm đối với quân hệ song phương Ấn – Trung”.
Bà cũng nhận định rằng hai nước đã có một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và cố gắng giãn ra tại khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, bạo lực leo thang chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua đã làm mối quan hệ này xấu đi khá nhiều.
AFP dẫn lời của một quan chức thuộc Quân khu phía Bắc của quân đội Ấn Độ : "Chúng tôi đang có một sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở khu vực biên giới tranh chấp này". Trong khi đó, ông Tashi Chhepal, một đại úy quân đội Ấn Độ nghỉ hưu cho biết đây là đợt điều động lực lượng chưa từng có tiền lệ ở khu vực nhạy cảm giáp với Pakistan và Trung Quốc. Ông nhận định: "Tôi chưa từng thấy một đợt huy động quân sự nào như vậy trước kia".
Trong khi đó, làn song kêu gọi tẩy chay Trung Quốc đang lan rộng tại Ấn Độ. Trong tuần này, giới chức Ấn Độ đã tạm dừng các dự án hợp tác với Trung Quốc với tổng giá trị hơn 600 triệu USD. Chính phủ Ấn Độ cũng có kế hoạch tăng thuế đối với hàng trăm sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cũng theo CNBC, vào hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, trách nhiệm đối với cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn thuộc về Ấn Độ, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì hòa bình ở khu vực biên giới.
Các chuyên gia cho biết tranh chấp mới nhất với Trung Quốc có khả năng đẩy Ấn Độ đến gần hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các nước Đông Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ hầu hết vẫn là tự trị chiến lược, điều đó có nghĩa là chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phải cân bằng quan hệ song phương với Hoa Kỳ, cũng như Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc cảnh báo phức tạp ngày càng tăng khi Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông Theo AFP, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo tình hình ngày càng phức tạp trên biển Đông khi Mỹ gia tăng sự hiện diện ... |
Quân đội Trung Quốc mở rộng đường trước cuộc đụng độ tại biên giới với Ấn Độ Quân đội Trung Quốc đã mang theo một số loại máy móc, xây dựng đường và có thể đã xây đập để ngăn một con ... |
Ngoại trưởng Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc trong vụ đụng độ biên giới Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã "lên kế hoạch từ trước" vụ đụng độ biên giới hai quốc gia và phải chịu ... |