500 người tham gia lễ rước kiệu đức Thánh Không Lộ Thiền Sư tại lễ hội chùa Keo
Lễ thức trong các ngày hội tháng 9 vừa mang tính hội lễ nông nghiệp, thi tài vừa mang tính chất của hội lịch sử mà xâu chuỗi các hoạt động hội là một diễn xướng lịch sử về hành trạng của Quốc sư Dương Không Lộ, trong đó những sinh hoạt dân gian được hòa quyện vào nghi thức tôn giáo.
Nổi bật ở phần lễ là nghi lễ rước kiệu Đức Thánh được tổ chức kỳ công, hoành tráng 3 năm 1 lần nhằm tái hiện cuộc kinh lý của Thiền sư Không Lộ lên kinh đô chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và các sự lệ diễn tả lại cuộc đời của ngài.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay một số lễ thức trong lễ hội chùa Keo đã giản lược hơn song các nghi thức trong đám rước vẫn được giữ nguyên, điệu múa ếch vồ và múa chải cạn độc đáo vẫn được duy trì nghiêm cẩn. Ngoài ra, trong lễ hội mùa thu còn diễn ra các trò chơi dân gian theo tục lệ cổ xưa phản ánh lối sống của dân cư nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Thái Bình nói riêng.
Để được tham gia đoàn rước, những tráng niên trước đã phải luyện tập và tuân thủ các qui tắc của phong tục địa phương và nhà chùa.
Ông Nguyễn Mạnh Tiêu (59 tuổi, thôn Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất) là Trai kiệu chính (là người chịu trách nhiệm khiêng kiệu chính của Đức Thánh) chia sẻ: "Từ thời thanh niên, qua nhiều vòng tuyển chọn, tôi có may mắn được lựa chọn tham gia khiêng kiệu Đức Thánh. Mấy năm qua do dịch bệnh, lễ hội không tổ chức, tôi bâng khuâng lắm! Năm nay hội làng mở, cùng với lễ trao bằng nhan án là Bảo vật Quốc gia. Khi hay tin tôi được chọn tham gia và là Trai kiệu chính thì vui lắm, vui không thể tả. Được chọn, tôi giữ mình "sạch", kiêng khem... theo phong tục các cụ truyền dạy lại. Vợ con tôi hãnh diện, phấn khởi lắm. 3 năm mới tổ chức rước kiệu Đức thánh lớn thế này. Mặc dù trời mưa lớn nhưng có hề gì đâu..."
Ông Nguyễn Hữu Khang, trưởng ban Khánh tiết chùa Keo cho biết: "Là người dân làng Keo, đã hơn 20 năm trực tiếp gắn bó với lễ hội truyền thống của làng, cùng bà con nhân dân, tôi vô cùng phấn khởi hội chùa được mở lại sau thời gian dài hạn chế vì dịch. Năm nay, lễ rước kiệu Đức Thánh tại lễ hội chùa Keo mùa thu có gần 500 người tham gia với gần 20 tổ, đội gồm các thành phần, qua đó góp phần tái hiện cuộc kinh lý của Thiền sư Không Lộ lên kinh đô chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và các sự lệ diễn tả lại cuộc đời của ngài. Dù thành phần tham gia lễ rước mỗi năm lại có thay đổi nhưng người dân làng Keo cố gắng duy trì để đời nối đời gìn giữ phong tục truyền thống, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân gian".
Ông Đặng Hồng Kỳ, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư cho biết: "Để bảo tồn và phát triển di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo, hàng năm, huyện Vũ Thư luôn quan tâm tới việc duy tu, sửa chữa, chỉnh trang khuôn viên, duy trì hoạt động thường xuyên và đặc biệt là công tác tổ chức lễ hội bảo đảm an toàn, theo đúng phong tục lễ nghi truyền thống. Tới đây, huyện Vũ Thư có chủ trương quy hoạch mở rộng chùa Keo, xây dựng các tuyến du lịch, xây dựng khu du lịch chùa Keo là khu du lịch tâm linh của huyện, của tỉnh. Năm nay, huyện Vũ Thư tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu gắn với lễ đón quyết định công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật quốc gia, qua đó góp phần giới thiệu kiến trúc đặc sắc của chùa Keo, mảnh đất, con người Vũ Thư với du khách gần xa, quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển mạnh mẽ giữa tỉnh Thái Bình và Hàn Quốc Ngày 6/7, Hội nghị kết nối Thái Bình-Hàn Quốc đã diễn ra với kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hợp tác, đầu tư. |
Vẻ đẹp của biển "Vô cực" ở Thái Bình Biển “vô cực” là cái tên mà nhiều người ưu ái đặt cho bãi biển Thụy Xuân ở Thái Thụy, Thái Bình. Điểm xuất sắc nhất của vùng biển này là khi bình minh ló rạng, cả bãi biển không khác nào chiếc gương khổng lồ không có điểm cuối, phản chiếu lại bầu trời tuyệt đẹp. |
Thái Bình kết nối xúc tiến thương mại với các nhà đầu tư Hàn Quốc Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn là đối tác tin cậy, quan trọng của tỉnh Thái Bình trên nhiều lĩnh vực. Với dư địa và tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và tỉnh Thái Bình còn rất lớn. |