Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
07:19 | 25/01/2023 GMT+7

50 năm Hiệp định Paris: Âm mưu chia cắt Việt Nam không thành

aa
Với thắng lợi của Hiệp định Paris, chúng ta đã tiến một bước dài quan trọng trong việc xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước trong suốt 20 năm ròng rã.
Hiệp định Paris trong ký ức của người phiên dịch Hiệp định Paris trong ký ức của người phiên dịch
Hiệp định Paris: Chiến thắng vĩ đại của Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới Hiệp định Paris: Chiến thắng vĩ đại của Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Geneve được ký kết. Theo nội dung của bản Hiệp định, Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Trong thời gian 2 năm sẽ thống nhất hai miền trên cơ sở một cuộc tổng tuyển cử tự do. Trong thời gian này, không nước nào được đưa vào Việt Nam các dạng vũ khí như máy bay chiến đấu, tàu hải quân, pháo lớn và xe bọc thép. Hiệp định cũng ghi rõ, không một nước nào được thiết lập căn cứ quân sự ở hai miền. Hai bên không được gia nhập vào khối liên minh quân sự nào, không được lợi dụng để tái diễn tình trạng chiến tranh.

50 năm Hiệp định Paris: Âm mưu chia cắt Việt Nam không thành
Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Phiên khai mạc Hội nghị bốn bên về Việt Nam tại Paris, ngày 25/1/1969.

Mỹ là một bên, một thành viên tham gia Hội nghị Geneve. Cho dù nước Mỹ không ký vào Hiệp định này, thì nó vẫn có giá trị pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, Mỹ đã ngang nhiên phá hoại Hiệp định, đưa quân vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Vì thế, vấn đề mấu chốt nhất trên bàn đàm phán Paris chính là vấn đề rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường miền Nam. Và với thắng lợi của Hiệp định Paris, chúng ta đã tiến một bước dài quan trọng trong việc xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước trong suốt 20 năm ròng rã.

Ngày 8/5/1969, Đại diện cho Phái đoàn Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Trần Bửu Kiếm đưa ra đề nghị giải pháp 10 điểm cho Hội nghị Paris. Trong đó, có nội dung lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam do các bên miền Nam giải quyết. Đề nghị này, mở đường cho việc Mỹ rút lui trong danh dự mà vẫn có khả năng giữ được chính quyền tay sai Sài Gòn. Chúng ta đã nhân nhượng như vậy, nhưng Tổng thống Mỹ Nixon vẫn cố tình phớt lờ đề nghị. Ông ta ngang nhiên đưa ra yêu cầu, mặc cả với chúng ta, nếu quân Mỹ rút thì quân miền Bắc cũng phải rút khỏi miền Nam.

Người Mỹ hiểu rằng, với hơn nữa triệu quân, binh hùng tướng mạnh, vũ khí trang bị đầy đủ, hiện đại nhất thế giới mà trong suốt 4 năm, kể từ năm 1968, Mỹ và ngụy vẫn không giành được mục tiêu đề ra. Nay nếu Mỹ rút đi, tương quan so sánh lực lượng sẽ có sự chênh lệch, bất lợi cho Nguyễn Văn Thiệu. Vì thế, nếu Mỹ rút đi mà quân đội miền Bắc vẫn còn ở lại, thì sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong khi đó, chúng ta kiên trì lập luận, Mỹ là kẻ đi xâm lược, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vì vậy, Mỹ phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân chư hầu khỏi Việt Nam.

50 năm Hiệp định Paris: Âm mưu chia cắt Việt Nam không thành
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phân tích: "Quá trình đàm phán, chúng ta trước sau kiên định hai điều. Một là, Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Việc của Việt Nam phải do Việt Nam quyết định. Hai là dứt khoát Mỹ phải rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam. Còn quân đội Việt Nam, dù là ở miền Nam hay miền Bắc cũng trên đất Việt Nam, không có chuyện rút đi đâu cả, không thể rút ra khỏi đất nước mình".

Còn Thiếu tướng Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho rằng, đó là âm mưu, ý đồ của Mỹ.

"Mỹ không muốn chấp nhận ngay những yêu cầu của Việt Nam Dân chủ cộng hòa và sau này là của Chính phủ lâm thời đưa ra. Yêu cầu chấp nhận cao nhất của chúng ta là quân Mỹ rút ra, quân ta ở lại. Nói ngắn gọn là như thế. Bởi vì, Việt Nam là của chúng tôi. Mỹ xâm lược Việt Nam, bây giờ nếu muốn hòa bình ở Việt Nam thì Mỹ cứ về đi. Chúng tôi tự giải quyết. Yêu cầu cơ bản đó Mỹ biết nhưng Mỹ không chấp nhận. Và để không chấp nhận chuyện đó, họ vin vào đủ mọi cớ, để chưa đặt bút ký. Cho nên riêng chuyện Chính phủ lâm thời có được tham gia hay không phải mất mấy hội nghị bàn đi bàn lại", Thiếu tướng Vũ Quang Đạo thông tin thêm.

50 nam hiep dinh paris Am muu chia cat viet nam khong thanh hinh anh 3
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng. (Ảnh: Trí thức Việt Nam).

Khi gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam, Mỹ luôn rêu rao, xuyên tạc cho rằng, miền Bắc xâm lược miền Nam. Mỹ phải có trách nhiệm ngăn chặn cộng sản xuống miền Nam Việt Nam. Họ còn tuyên truyền kích động dư luận thế giới, cho rằng miền Bắc là tay sai của các thế lực cộng sản nước ngoài. Do đó, họ ngang nhiên đưa ra đòi hỏi quân đội miền Bắc phải rút khỏi miền Nam.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định: Đây là một đòi hỏi vô lý. Bởi lẽ, nước Việt Nam là một thực thể độc lập, thống nhất và có chủ quyền. Sự phân chia hai miền Nam - Bắc sau Hiệp định Geneve năm 1954, chỉ là sự phân chia mang tính tạm thời. Nhưng người Mỹ luôn tìm cách đánh đồng bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của mình với sự có mặt của quân đội miền Bắc ở chiến trường miền Nam.

"Chúng ta kiên trì nguyên tắc đất nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Miền Bắc giúp đỡ miền Nam để đánh thắng kẻ thù xâm lược, chứ không đi xâm lược ai cả. Trong lịch sử, đất nước ta là một dải thống nhất. Mỹ đã cam tâm chia cắt vĩ tuyến 17 thành ranh giới quốc gia. Chúng ta kiên trì quan điểm ấy đến khoảng giữa năm 1971 thì Mỹ thôi đòi hỏi bộ đội miền Bắc phải rút khỏi miền Nam. Trong khi đó, chúng ta vẫn kiên trì yêu cầu Mỹ đưa ra lịch trình rút quân ra khỏi Việt Nam, rút càng nhanh càng tốt", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ.

50 năm Hiệp định Paris: Âm mưu chia cắt Việt Nam không thành
Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong cuộc họp báo tại Paris. (Nguồn: Getty Images).

Dù đã có sự tác chiến trực tiếp của quân Mỹ và quân chư hầu có thời điểm lên tới hơn nửa triệu quân, với tất cả những vũ khí tối tân hiện đại, nhưng người Mỹ vẫn thất bại. Với thực trạng đó, nếu người Mỹ rút khỏi chiến trường miền Nam thì quân đội và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa sẽ nhanh chóng bị đè bẹp, Việt Nam sẽ thống nhất. Và ngược lại, nếu ta rút quân đội miền Bắc ra khỏi miền Nam, thì lực lượng Quân giải phóng miền Nam sẽ khó chống đỡ nổi quân lực Việt Nam Cộng hòa với sự giúp đỡ của Mỹ. Và như thế miền Nam sẽ không được giải phóng, nước Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài thành hai miền giống như tình trạng của Triều Tiên và Hàn Quốc.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Minh Hồng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, những mâu thuẫn trong giới chóp bu Lầu Năm Góc với chính quyền tai sai Nguyễn Văn Thiệu là bài toán nan giải, chính vì chưa đưa ra được đáp số cho bài toán này mà người Mỹ còn chần chừ, do dự khi quyết định rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

"Đó cũng là sản phẩm họ đẻ ra họ phải chịu. Đó chính là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Bởi vì chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nhất là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó, đã thấy rõ được là, nếu như kết thúc cuộc chiến bằng cách là Mỹ rút ra, mà để lại nguyên si cái lực lượng này. Tức là Quân Giải phóng ở lại đây, Quân đội nhân dân Việt Nam ở trên đất nước của mình, một cách tất yếu như vậy, thì sớm muộn chính quyền Việt Nam Cộng hòa sẽ không còn tồn tại. Cho nên họ tìm mọi cách để níu kéo Mỹ, lôi kéo Mỹ, không được thì họ còn phản đối Mỹ. Cho nên, mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong quá trình đàm phán ở Paris, là một trong những vấn đề, một bài toán khó giải nhất của Tổng thống Mỹ.

50 nam hiep dinh paris Am muu chia cat viet nam khong thanh hinh anh 5
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. (Ảnh: Học viện cán bộ TP.HCM).

Quan điểm của chúng ta khẳng định rất rõ: Đây là đất nước Việt Nam, người Việt Nam dù ở bất cứ miền nào trên lãnh thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia đánh đuổi quân xâm lược. Vì vậy, phái đoàn đàm phán của ta nhận chỉ thị phải dứt khoát đạt cho được mục tiêu: Quân Mỹ thì ra còn quân ta ở lại. Quán triệt tinh thần chỉ đạo đó, các đoàn ngoại giao của ta đã ứng biến linh hoạt để đi tới ngày ký kết. Đây cũng là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

"Tôi nghĩ dĩ bất biến ở đây chính là dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết, tuy nhiên để đạt được nguyên tắc đó thì phong cách, thao tác nội dung ngoại giao có những điều khoản cụ thể, chúng ta có thể uyển chuyển, nhưng cuối cùng, quan trọng nhất không thể xa rời, đó là lợi ích dân tộc. Cũng giống như trong đấu tranh Paris, chúng ta giữ vững ngay từ đầu những nguyên tắc, đó là Mỹ mang quân đến xâm lược Việt Nam thì họ buộc phải rút quân ra khỏi Việt Nam, công việc của người Việt Nam do người Việt Nam quyết định và có đủ khả năng quyết định", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà nêu thêm.

Hai tháng sau khi Hiệp đinh Paris được ký kết, Bộ Chỉ huy Quân viễn chinh Mỹ đã làm lễ cuốn cờ, đánh dấu sự kết thúc hiện diện của 2,6 triệu lượt quân Mỹ từng có mặt ở Việt Nam trong suốt 20 năm tham chiến. Với việc quân Mỹ rút khỏi miền Nam, trong khi bộ đội miền Bắc vẫn tiếp tục ở lại, điều đó đã tạo ra tình thế mới rất có lợi để chúng ta tiếp đà thắng lợi đánh cho ngụy nhào. Như vậy, ranh giới phân chia hai miền trên lý thuyết và thực tế đã bị xóa bỏ, âm mưu chia cắt đất nước ta của người Mỹ đã biến thành ảo vọng. Để có được những thắng lợi vang dội cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán, chúng ta luôn nêu cao tinh thần tự lực, chính nghĩa. Và trên thực tế, đại nghĩa đã thắng hung tàn, chí nhân đã thay cường bạo.

Công bố logo kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore Công bố logo kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore
Logo giành được phần thắng trong cuộc thi sáng tạo nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore thuộc về sinh viên Lê Thanh Hồng, hiện đang theo học trường Singapore Polytechnic.
Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp thăm nơi ghi dấu ấn lịch sử về đàm phán Hiệp định Paris Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp thăm nơi ghi dấu ấn lịch sử về đàm phán Hiệp định Paris
Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973 - 27/1/2023), ngày 19/1 đại diện lãnh đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo cán bộ, bạn bè Pháp tại địa phương đã tới thăm một số địa điểm ghi dấu ấn lịch sử về đàm phán Hiệp định Paris tại thành phố Choisy-le-Roi (Pháp). Trong thời gian đàm phán Hiệp định Paris, chính quyền, người dân thành phố Choisy-le-Roi cùng với các đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã dành tình cảm quý mến, sự giúp đỡ tận tình cả về tinh thần và vật chất cũng như nơi lưu trú cho Đoàn đàm phán Việt Nam.
Theo VOV
Nguồn: vov.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Chủ tịch nước Tô Lâm: Mở ra động lực hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Anh

Chủ tịch nước Tô Lâm: Mở ra động lực hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Anh

Chiều 17/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Iain Frew, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Turkic

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Turkic

Ngày 16/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Turkic gồm Đại sứ Cộng hòa Azerbaijan Shovgi Kamal Oglu Mehdizade, Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan Kanat Tumysh và Đại sứ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Korhan Kemik.
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cùng Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cùng Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia, chiều 12/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Khoảng 14h40 chiều 12/7 (giờ địa phương), lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nhiều đoàn quốc tế đã vào viếng, dâng hương, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mở sổ tang.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Chiều 24/7, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt, tặng quà quân nhân là con thương binh, bệnh binh đang công tác tại đơn vị nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Thượng tá Nguyễn Lương Khuyên, Chính ủy Lữ đoàn chủ trì buổi gặp mặt.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động