Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
09:15 | 21/01/2023 GMT+7

Hiệp định Paris trong ký ức của người phiên dịch

aa
Là một thành viên của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, ông Phạm Ngạc, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế (Bộ Ngoại giao), nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ireland dù ở tuổi 88 vẫn hào hứng, xúc động kể về những ngày đấu trí căng thẳng trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, tiến tới Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris
Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp thăm nơi ghi dấu ấn lịch sử về đàm phán Hiệp định Paris Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp thăm nơi ghi dấu ấn lịch sử về đàm phán Hiệp định Paris

Những ngày giữa tháng 1/2023, trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023), trong căn phòng khách rộng hơn 20m2 trên tầng 5 tại khu tập thể Thành Công, Hà Nội, ông Phạm Ngạc chỉ lên tường, nơi treo đầy những bức ảnh đen trắng, kể về gia đình, quá trình tự học ngoại ngữ và bén duyên với ngành ngoại giao của mình.

Ông Phạm Ngạc biết bốn ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Nga. Ông công tác tại Bộ Ngoại giao từ tháng 11/1954, sau khi học lớp tiếng Anh cấp tốc, tháng 10/1956 ông được cử sang Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh làm công tác báo chí và phiên dịch tiếng Anh hai nhiệm kỳ liên tiếp đến năm 1962.

Năm 1968, ông Phạm Ngạc được cử đi phục vụ Hội nghị Paris về Việt Nam. Khi ấy, ông 33 tuổi, là một trong những cán bộ trẻ nhất phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiệp định Paris trong ký ức của người phiên dịch
Ông Phạm Ngạc, người phiên dịch, ghi biên bản các cuộc họp kín và công khai tại Hội nghị Paris (Ảnh: Xuân Trung).

Ông kể, lúc mới nhận nhiệm vụ, ông cứ nghĩ việc đàm phán chỉ diễn ra một vài tháng, không ngờ kéo dài tới gần 5 năm. Ông được tham dự hầu hết các hoạt động trong quá trình đàm phán Paris: từ Hội nghị chính thức bốn bên ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Paris đến các cuộc gặp kín Hoa Kỳ - Việt Nam, lễ ký kết Hiệp định, lễ ký Định ước Quốc tế và sau đó là đàm phán Hòa Kỳ - Việt Nam về hàn gắn vết thương chiến tranh (tháng 5, 6/1973). Ông vừa là phiên dịch, vừa là cán bộ liên lạc, vừa ghi chép biên bản cả bằng tay và máy ghi âm trong các cuộc họp kín và công khai. Các biên bản ấy cũng được ông Lê Đức Thọ mang về nước để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo.

Kể về kinh nghiệm phiên dịch trong một hội nghị đặc biệt quan trọng như Hội nghị Paris, với những cuộc đàm phán cam go, ông Phạm Ngạc cho biết, ngôn ngữ ngoại giao cần sự cẩn trọng, người phiên dịch không chỉ giỏi ngoại ngữ mà còn phải hiểu biết, có kiến thức tổng hợp, nếu chưa được đào tạo thì phải tự học.

Câu chuyện chiếc bàn tại Hội nghị bốn bên

Lật từng trang cuốn sách ảnh "Hội nghị Paris về Việt Nam: Nhìn lại, 1968 - 1973" mà ông cùng một số thành viên khác trong đoàn đàm phán Hiệp định Paris và nhà văn Lady Borton ra mắt cách đây 10 năm, ông Phạm Ngạc cho biết, căng thẳng đã nảy sinh ngay từ việc chọn địa điểm đàm phán.

Sau khi cân nhắc nhiều địa điểm, cuối cùng Việt Nam và Mỹ chọn Paris là nơi tiến hành đàm phán. Đối với Việt Nam, Paris xa xôi và tốn kém nhưng bù lại là địa bàn thuận lợi để tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Nhưng tại đây, Đảng Cộng sản Pháp và cộng đồng người Việt đông đảo ở Paris sẵn sàng hỗ trợ Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (từ tháng 6/1969 là đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) khắc phục khó khăn về hậu cần.

Hiệp định Paris trong ký ức của người phiên dịch
Ngày 18/1/1969, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp) diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội nghị 4 bên về Việt Nam, gồm 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN).

“Paris lúc ấy là trung tâm của châu Âu về báo chí. Các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với báo chí quốc tế nhiều hơn so với từ Hà Nội hay thông qua Đài phát thanh Giải phóng ở miền Nam. Trong khi đàm phán song phương tiếp tục, đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Paris tiến hành gặp gỡ bạn bè Pháp và quốc tế; trả lời phỏng vấn các phóng viên báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình; tham dự các hội nghị quốc tế, qua đó tăng cường tình đoàn kết với đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”, ông Phạm Ngạc kể.

Chỉ vào hình ảnh chiếc bàn tròn tại Hội nghị bốn bên, ông Phạm Ngạc cho biết, để quyết định hình dáng chiếc bàn, các bên đã trao đổi, bàn luận hết sức căng thẳng. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn bàn hình vuông hoặc tròn chia đều cho bốn đoàn. Hoa Kỳ muốn bàn tròn chia hai hoặc hình chữ nhật cho hai bên. Cuối cùng quyết định là một chiếc bàn tròn chia hai với bốn đoàn có thành viên ngồi tách biệt thành bốn nhóm. Với cách bố trí như vậy, người ta có thể giải thích là hai hoặc bốn bên theo ý mình.

"Đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ngồi gắn liền vào nhau như là một bên. Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngồi tách rời thành hai, do đoàn Việt Nam Cộng hòa ngồi sát với Hoa Kỳ như là tay sai của Hoa Kỳ nên không thể đại diện cho nhân dân miền Nam Việt Nam”, ông nói.

50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam 50 năm Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào thế giới đoàn kết ủng hộ Việt Nam
Yêu Việt Nam từ cái nhìn đầu tiên Yêu Việt Nam từ cái nhìn đầu tiên
Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Quảng Nam khám chữa bệnh và tặng quà cho nhân dân tỉnh Sekong, Lào

Quảng Nam khám chữa bệnh và tặng quà cho nhân dân tỉnh Sekong, Lào

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Quảng Nam và các đơn vị liên quan tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho nhân dân tỉnh Sekong, Lào năm 2024 với kinh phí tài trợ hơn 800 triệu đồng.
"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

Không chỉ người dân Việt Nam, nhiều công dân nước ngoài cũng đã đến nói lời tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.

Đọc nhiều

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ lòng thành kính, niềm tiếc thương và tri ân với Người.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Ảnh] Bạn bè quốc tế tới Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nhiều đoàn quốc tế đã vào viếng, dâng hương, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các hội, đoàn và cá nhân tại Nhật Bản thắp hương, ghi sổ tang vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản) đã tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mở sổ tang.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Lữ đoàn 127 gặp mặt, tặng quà thân nhân thương binh, bệnh binh

Chiều 24/7, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt, tặng quà quân nhân là con thương binh, bệnh binh đang công tác tại đơn vị nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Thượng tá Nguyễn Lương Khuyên, Chính ủy Lữ đoàn chủ trì buổi gặp mặt.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor đánh giá Hà Nội trong top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới nhất, với bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, cuốn hút.
Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để đảm bảo an ninh, an toàn Lễ Quốc tang trong 2 ngày (25 và 26/7), Công an Hà Nội đề nghị người dân quét mã QR Thẻ căn cước/căn cước công dân khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời tiết hôm nay (25/7): Ngày Quốc tang Hà Nội mưa nắng gián đoạn, TP.HCM mưa về chiều tối

Thời tiết hôm nay (25/7): Ngày Quốc tang Hà Nội mưa nắng gián đoạn, TP.HCM mưa về chiều tối

Ngày 25/7, thời tiết mưa dông đã giảm ở Bắc Bộ, ban ngày trời nắng gián đoạn, có lúc mưa rào. Trung Bộ nắng, còn Nam Bộ mưa tập trung về chiều tối.
Thời tiết ngày 22/7: Thông tin mới nhất về cơn bão số 2

Thời tiết ngày 22/7: Thông tin mới nhất về cơn bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 06 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động