5 điều cán bộ, công chức, viên chức cần tránh trong dịp Tết
Những đại kỵ cần tránh khi lau dọn ban thờ ngày Tết và rút tỉa chân nhang |
Sai lầm cần tránh khi cắm hoa trên ban thờ ngày Tết |
Cấm dùng ngân sách Nhà nước đi biếu quà Tết
Theo Điều 24 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức không được dùng ngân sách Nhà nước để tặng quà Tết lãnh đạo. Tài sản công chỉ được dùng làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách.
Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho Nhà nước. Cá nhân dùng tài sản công không đúng thẩm quyền thì phải bồi hoàn và tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý.
Quy định xử lý được nêu trong Điều 10 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, theo đó: Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng với hành vi tặng cho tài sản công không đúng quy định.
Cấm nhận quà và biếu quà trái quy định
Hành vi biếu quà Tết bị cấm (Ảnh minh hoạ) |
Theo Khoản 2, Điều 22 Luật Phòng chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức từ đối tượng có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Phạm vi cấm được mở rộng "dưới mọi hình thức" nhằm phòng chống tham nhũng triệt để và quán triệt hơn với các hình thức quà tặng phi vật chất mà trước đây chưa được quy định trong luật.
Quy định số 205-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành cũng nêu rõ: Việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi nhất là các dịp lễ, Tết để tặng quà, tiền, bất động sản… nhằm đạt được vị trí, chức vụ, quyền lợi là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền.
Nếu không thể từ chối việc tặng quà, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể xử lý bằng các biện pháp nêu tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP. Theo đó, với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách Nhà nước;
Với quà tặng bằng hiện vật: Xác định giá trị quà tặng sau đó có thể quyết định bán hoặc công khai bán và nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan…
Cấm uống rượu, bia, đi lễ hội, du xuân trong thời gian làm việc
Cấm cán bộ, công chức, viên chức uống bia trong giờ làm việc ngày Tết (Ảnh minh hoạ) |
Chỉ thị số 26/CT-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan Nhà nước quy định rõ: Cán bộ, công chức không được uống các đồ có cồn như rượu, bia… trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc.
Đồng thời, cũng tại Chỉ thị nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng. Một trong số đó là hút thuốc lá, đi lễ hội, liên hoan, du xuân…
Đặc biệt, theo khoản 5 Điều 5 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia vừa chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020, quy địn: Cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Vì vậy, trong dịp Tết, cán bộ, công chức, viên chức phải chủ động hạn chế và kiểm soát việc uống rượu, bia của bạn bè, người thân...
Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức
Cán bộ, công chức, viên chức bị cấm đánh bạc dưới mọi hình thức (Ảnh minh hoạ) |
Chơi bài, đánh bạc được nhiều người coi là thú vui giải trí ngày Tết. Tuy vậy, dưới góc độ pháp luật, đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, đặc biệt với cán bộ, công chức, viên chức.
Tại Chỉ thị số 26/CT-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, cấm cán bộ, công chức vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.
Ngoài ra, nếu đánh bạc, cán bộ, công chức còn có thể bị xử phạt hành chính: Bị phạt tiền với mức cao nhất lên đến 20 triệu đồng (Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP); Chịu trách nhiệm hình sự: Bị phạt tù cao nhất đến 7 năm tù (Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
Cấm dùng xe công đi lễ chùa
Theo Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dùng xe công đi lễ hội dịp Tết cũng là một trong những biểu hiện của tham nhũng.
Tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc thậm chí là buộc thôi việc. Căn cứ để áp dụng các hình thức kỷ luật là Điều 77 Nghị định Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Mặt khác, căn cứ khoản 2, Điều 8 Nghị định 63 năm 2019 của Chính phủ, không chỉ bị xử lý kỷ luật, trong một số trường hợp cán bộ, công chức còn có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 10 -20 triệu đồng.
Công chức "làm hết giờ" hay "làm hết việc"? Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc làm việc ... |
Cán bộ nghỉ hưu dính kỷ luật có thể bị cắt quyền lợi vật chất Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, ... |
Thủ tướng phê duyệt 253.517 chỉ tiêu biên chế công chức năm 2020 Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1066/QĐ-TTg phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành ... |