100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Điện Biên được công nhận là Cây di sản Việt Nam
Trên 1.300 cây chè Shan Tuyết được công nhận là Cây Di sản Việt Nam Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao quyết định công nhận 1.324 cây chè Shan Tuyết trên địa bàn 5 huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Vị Xuyên và Xín Mần của tỉnh Hà Giang. |
Việt Nam có thêm hai vườn quốc gia được đề cử "Vườn Di sản ASEAN" Hai vườn quốc gia của Việt Nam được các quan chức về môi trường của ASEAN thống nhất đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN là Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Côn Đảo. |
Huyện Tủa Chùa có gần 600 ha chè, nằm ở độ cao khoảng 1.400 m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Nơi đây có hơn 4.000 cây chè Shan tuyết cổ thụ, nhiều cây vài trăm tuổi, mọc tự nhiên tại các xã Tả Phìn, Sính Phình, Tả Sìn Thàng và Sín Chải. Chè Shan tuyết được xem là quà tặng thiên nhiên dành cho bà con vùng cao thôn Hấu Chua, thôn Sín Chải. Nguồn thu từ cây chè Shan giúp nhiều gia đình nuôi con ăn học, sắm sửa các vật dụng trong gia đình.
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên, đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng nhân dân xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa gắn biển bia bảng Cây di sản Việt Nam tại thôn Hấu Chua (Ảnh: Lê Lan). |
Phó Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa Vừ A Hùng cho biết, chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam sẽ góp phần thu hút du khách về địa bàn tham quan, trải nghiệm cuộc sống người dân gắn bó với cây chè.
Ông Vừ A Hùng đề nghị các phòng, ban, cơ quan chức năng của huyện Tủa Chùa quan tâm xây dựng kế hoạch lồng ghép kinh phí từ các dự án, đề án hỗ trợ bảo tồn, chăm sóc quần thể cây chè Shan tuyết cổ thụ; đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức chăm sóc cây chè, phát triển du lịch cộng đồng để người dân trên địa bàn được tham gia.