Xi măng Xuân Thành tận thu từ khoáng sản khi chưa có giấy phép
Ninh Bình: Thêm nhiều dự án đội vốn liên quan đến Tập đoàn Xuân Thành TĐO - Trong lúc, dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn từ 72 tỷ đồng lên 2.600 tỷ đồng chưa hết xôn xao ... |
Nổ như bom tại nhà điều hành nhà máy xi măng Xuân Thành TĐO - Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại nhà máy xi măng Xuân Thành khiến toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà ... |
Xi măng Xuân Thành có dấu hiệu "vượt rào” khai thác khoáng sản trái phép
Trong nhiều năm qua, Báo Thời Đại nhận được phản ánh của người dân xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, về việc Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành (thuộc Thai Group hay được biết với cái tên trước đây là Tập đoàn Xuân Thành) do ông Nguyễn Xuân Thủy làm Tổng giám đốc đang có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép. Kèm theo đó, việc xe quá tải, quá khổ vận chuyển khoáng sản hoạt động liên tục ngày đêm khiến những tuyến đường tại địa bàn này bị tàn phá nghiêm trọng.
Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành có dấu hiệu khai thác khoáng sản không phép nhiều năm qua? |
Theo ghi nhận thực tế, mỗi ngày có hàng loạt xe tải cỡ lớn mang logo Công ty Xuân Thành liên tục ra vào tuyến đường DH13 trên địa bàn gây khói bụi mù mịt, vật liệu rơi đầy đường. Thậm chí, nhiều vị trí trên tuyến đường còn xuất hiện ổ trâu, ổ gà và bị hư hỏng nặng; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân.
Mới đây, vào ngày 29/3/2019, Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy phép số 780/GP-BTNMT cho phép Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành khai thác bằng phương pháp lộ thiên đá sét xi măng Khe Non 2 thuộc các xã Thanh Hương, Thanh Lưu và Liêm Sơn thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Giấy phép có hiệu lực từ ngày 29/3/2019, trong đó có 1 năm xây dựng cơ bản. Như vậy, ít nhất phải đến ngày 29/3/2020, Công ty Xi măng Xuân Thành mới được phép bắt đầu tiến hành khai thác tại khu vực Khe Non 2 nếu như Công ty này đã đăng ký xây dựng cơ bản cùng ngày được cấp phép. Đồng thời, trước khi tiến hành khai thác, phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam để kiểm tra tại thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác, cắm mốc giới phạm vi khu vực được phép khai thác, phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật....
Cụ thể, tại khu vực khai thác của Xi măng Xuân Thành có diện tích 74,5 hecta. Trong đó, khu I: 52,7 hecta, khu II: 2,4 hecta và khu III: 19,4 hecta. Mức sâu khai thác của khu I và khu III là -15m, khu II là -5m.
Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành được phép khai thác với trữ lượng là 39.847.646 tấn đá sét (Khu I: 22.479.390 tấn; Khu II: 385.064 tấn và khu III: 7.983.192 tấn). Công suất khai thác mỗi năm từ 250.346 tấn đến 1.202.102 tấn đá sét. Thời hạn khai thác là 27 năm, trong đó có 1 năm xây dựng cơ bản.
“Trước khi tiến hành khai thác, Công ty Xuân Thành phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định; Báo cáo Sở TN&MT tỉnh Hà Nam để kiểm tra thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác, cắm mốc giới khu vực được phép khai thác và phải thực hiện đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, phục hồi môi trường của dự án khi khai thác xong…”, giấy phép khai thác nêu rõ.
Máy móc được công ty Xuân Thành đưa vào thực hiện việc khai thác. |
Trước đó vào tháng 9/2014, Xi măng Xuân Thành mới chỉ được cấp Giấy phép số 1878/GP-BTNMT về việc thăm dò đá sét làm nguyên liệu xi măng khu vực thuộc các xã Thanh Hương, Thanh Lưu, Liên Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Nội dung giấy phép nêu rõ, Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản; nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác trong quá trình thăm dò. Trường hợp Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành vi phạm các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại giấy phép sẽ bị thu hồi giấy phép.
Nhưng theo nhiều người dân xã Thanh Hương, sống tại khu vực chân mỏ, cho biết năm 2013 chính quyền tiến hành thu hồi đất khu vực Khe Non. Đến năm 2014, Công ty Xuân Thành đưa máy móc vào bắt đầu khai thác đá sét tại khu vực Khe Non 2.
Từ khi Công ty Xuân Thành đi vào khai thác, người dân thường xuyên phải sống chung với việc hàng loạt xe vận tải có dấu hiệu cơi nới thành thùng, chở đất, đá không được che chắn khiến vật liệu rơi vãi ra đường, khiến cho tuyến đường dân sinh bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn giao thông và gây mất vệ sinh môi trường.
Công ty Xuân Thành khai thác khoáng sản khi chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý?
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hương cho biết những phản ánh của người dân về việc Tập đoàn Xuân Thành khai thác nhiều năm nay và gây ảnh hưởng đến người dân là đúng. Tuy nhiên vị Phó Chủ tịch xã này cho rằng xã không nắm được hồ sơ của khu mỏ.
“Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành đã khai thác ở khu núi Lời khoảng 3 năm nay. Xã không rõ mỏ khai thác gì và có được cấp phép không. Đúng là gây ô nhiễm, xã đã nhiều lần phản ánh sang doanh nghiệp và lên cấp trên. Đường DH13 từ ngoài QL1A vào khủ mỏ khoảng 3km, vì xe của Tập đoàn Xuân Thành chạy nhiều nên bây giờ người dân ít dám đi. Xã đang kiến nghị yêu cầu doanh nghiệp phải làm đường riêng”, ông Thanh cho biết.
Mỗi ngày có hàng loạt xe tải cỡ lớn mang logo của Công ty Xuân Thành liên tục ra vào tuyến đường ĐH13 trên địa bàn gây khói bụi mù mịt, vật liệu rơi đầy đường. Thậm chí, nhiều vị trí trên tuyến đường còn xuất hiện ổ trâu, ổ gà và bị hư hỏng nặng. |
Nhóm phóng viên đã trải qua nhiều tháng trực tiếp có mặt tại địa bàn để ghi nhận. Tại tuyến đường đoạn qua xã Thanh Hương, hàng loạt xe tải cơi nới thành thùng, xe đầu kéo mang logo của Tập đoàn Xuân Thành có dấu hiệu chở quá tải, không được che chắn khiến vật liệu rơi vãi khắp tuyến đường. Khi trời mưa, đất sét từ khu vực khai thác trôi xuống các mương nước tưới tiêu của người dân khiến cho mương nước biến thành vũng lầy, gây ảnh hương rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Ngoài ra, khu vực mỏ khai thác cũng không cắm biển báo an toàn, không lắp đặt trạm cân, không có hệ thống camera giám sát, vận chuyển ra ngoài hàng nghìn tấn nhưng không hề thấy bóng dáng của cơ quan chức năng nào kiểm tra, giám sát.
Trước bức xúc của nhân dân, ngày 12/3, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đã có Quyết định số 67/QĐ-TNMT Kiểm tra đột xuất về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản đối với Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành tại dự án khai thác mỏ đá sét xi măng Khe Non 2 thuộc các xã Thanh Hương, Thanh Lưu và Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Dư luận đặt câu hỏi: Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam có hàng loạt các cơ quan chức năng và lực lượng liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Tuy nhiên không hiểu vì sao Xi măng Xuân Thành vẫn ngang nhiên “băm nát” Khe Non 2 trước khi được phép khai thác?
Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Thời Đại đã nhiều lần kiên trì liên hệ tới ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT ThaiGroup (Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành là thành viên) cũng như ông Vũ Quang Bắc - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành.
Tuy nhiên nhiều ngày, nhiều tuần trôi qua đều qua vẫn chưa nhận được phản hồi.
Thai Group của 3 anh em tỷ phú Xuân Thành - Ninh Bình lớn cỡ nào?
Xuân Thành Group được thành lập từ năm 1976, do ông Nguyễn Xuân Thành là người gây dựng và có tiền thân là một hợp tác xã xây dựng, kinh doanh xi măng… Ba anh em Nguyễn Văn Thiện - Nguyễn Đức Thụy - Nguyễn Xuân Thủy đã kế nghiệp người cha phát triển nghiệp kinh doanh tầm cỡ hàng tỷ USD.
Theo giới thiệu, Xuân Thành Group do Bầu Thuỵ là Chủ tịch có 12 công ty thành viên. Đến tháng 5/2015, Xuân Thành Group đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thai Group, có vốn điều lệ lên tới 2.500 tỷ đồng. Ngoài một số lĩnh vực truyền thống, Thai Group đang lấn sân mạnh mẽ và tham gia sâu vào lĩnh vực mới là khách sạn, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp…
Tháng 2 đầu 2016 trong chuyến làm việc ở Mỹ, "bầu" Thụy cũng đã ký kết hợp tác với Hyatt để xây dựng thương hiệu khách sạn Park Hyatt. Đây sẽ là một khách sạn hạng sang thương hiệu Park Hyatt ở khu trung tâm nội đô Thủ đô. Tổng mức đầu tư dự án vào khoảng 165 triệu USD với gần 300 phòng xa xỉ và các phòng tổng thống.Lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, một trong những quyết định được đánh giá là "điên rồ" nhất của Bầu Thụy chính là mạnh tay chi hơn 1.000 tỷ đồng mua hơn một nửa khu đất vàng Khách sạn Kim Liên.
Số tiền này cao hơn nhiều so với 19 tổ chức và 15 cá nhân khác để mua đấu giá trọn lô 52,4% Công ty du lịch Kim Liên - đơn vị đang quản lý và sử dụng miếng “đất vàng” 3,5ha Khách sạn Kim Liên trên đường Đào Duy Anh (Hà Nội).Theo giới thiệu, Xuân Thành Group do ông Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch có 12 công ty thành viên. Đến tháng 5/2015, Xuân Thành Group đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thai Group, có vốn điều lệ lên tới 2.500 tỷ đồng. Ngoài một số lĩnh vực truyền thống, Thai Group đang lấn sân mạnh mẽ và tham gia sâu vào lĩnh vực mới là khách sạn, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp…
Chưa dừng ở đó, những động thái trên của "Bầu" Thụy rõ ràng đang lấn sân mạnh mẽ vào bất động sản du lịch, một lĩnh vực kinh doanh đang lên ngôi ở Việt Nam, đặc biệt là mới đây lộ thêm một khu nghỉ dưỡng khủng của Bầu Thụy ở Phú Quốc. Quy mô dự án này được cho là lên tới 350ha - lớn hơn bất kỳ một dự án nào tại Phú Quốc.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Thành (SN 1950) từng là chủ nhiệm của Hợp tác xã xây dựng Bình Minh (thành lập năm 1976 tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Hà Nam Ninh). Dưới sự chèo lái của vị doanh nhân SN 1950, Hợp tác xã xây dựng Bình Minh giờ đây với tên gọi Tập đoàn Xuân Thành và được đánh giá là tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, nổi tiếng và có thế lực nhất nhì tỉnh Ninh Bình. Để quản lý và phát triển tập đoàn, doanh nhân Nguyễn Xuân Thành cũng sớm định hướng cho các con của mình nắm những mảng kinh doanh riêng biệt. Con trai cả của ông Thành là doanh nhân Nguyễn Văn Thiện (SN 1970) – một người khá kin tiếng, được biết đến là Chủ tịch HĐQT của Công ty TNHH Xuân Thiện. Công ty này từng gây xôn xao dư luận bằng việc đề xuất nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện dọc con sông Hồng. Trong khi đó, con trai thứ hai của ông Thành là doanh nhân Nguyễn Đức Thụy (SN 1976) - người được dư luận biết đến nhiều hơn như: ông bầu trong bóng đá hay doanh nhân chi nghìn tỷ mua khách sạn Kim Liên. Hiện nay ông Nguyễn Đức Thụy đang là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thaigroup (trước đây là Công ty cổ phần Xuân Thành Group). Còn người con trai thứ ba của doanh nhân Nguyễn Xuân Thành là doanh nhân Nguyễn Xuân Thủy (SN 1988). Vị doanh nhân 8X này hiện nay là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành với vốn điều lệ hơn 4.500 tỷ đồng. Doanh nhân Nguyễn Xuân Thủy được dư luận biết đến từ năm 2013 khi nhận lại “sân chơi” bóng đá từ anh trai là bầu Thụy. |
Vinaincon-DN ngàn tỷ của Bộ Công thương đặt kế hoạch lỗ... 95 tỷ! Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon, mã VVN) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông 2019 ... |
Xi măng Nghi Sơn ra thông cáo về việc bị 'mượn' thương hiệu Trong thông cáo mới nhất gửi khách hàng và các đại lý, Công ty xi măng Nghi Sơn nhắc tới việc trên thị trường xuất ... |
Hải Phòng: Điều tra Công ty Xi măng Phúc Sơn vì có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép TĐO-Kiểm toán Nhà nước vừa chuyển hồ sơ sang Công an TP.Hải Phòng đề nghị điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế của Công ... |