Vinaincon-DN ngàn tỷ của Bộ Công thương đặt kế hoạch lỗ... 95 tỷ!
Vinaincon tiếp tục đặt kế hoạch lỗ 3 năm liên tiếp? |
Nguyên nhân chính được Vinaincon lý giải cho kế hoạch này là do Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn (Xi măng Quang Sơn) sẽ tiếp tục lỗ lớn trong năm 2019.
Vinaicon hiện là tổng thầu EPC nhiều công trình công nghiệp có quy mô của ngành Công thương dự kiến đạt doanh thu 4.150 tỷ đồng. Trong số này, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.980 tỷ đồng, hơn 1.169 tỷ đồng còn lại đến từ doanh thu của Xi măng Quang Sơn.
Theo báo cáo của Ban kiểm soát, năm 2018, các chỉ tiêu về tổng doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của Vinaincon đều không đạt. Cụ thể, doanh thu năm 2018 của VVN là 3.251 tỷ đồng bằng 77,5% kế hoạch. Tuy nhiên, VVN lỗ sau thuế hợp nhất tới 284,7 tỷ đồng, trong đó, riêng Xi măng Quang Sơn lỗ 361 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2018, Vinaincon có tổng tài sản hơn 6.062 tỷ đồng, song đang gánh khoản nợ hơn 6.421 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hợp nhất âm 358 tỷ đồng. Vinaincon cũng chưa lên kế hoạch chia cổ tức cùng trích lập các quỹ mà sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 để trình đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định.
Ban kiểm soát kiến nghị VVN tiếp tục lập phương án thoái vốn Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ Công thương xem xét quyết định. Đồng thời, lập phương án thoái vốn của tổng công ty đầu tư tại các đơn vị không giữ cổ phần chi phối làm ăn kém hiệu quả để thu hồi vốn. Song song đó, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức tại các Công ty TNHH MTV Điện 2, Điện 4, Xây lắp Hóa Chất, thu gọn các chi nhánh, xú nghiệp, giảm chi phí gián tiếp để tăng lợi nhuận.
Với Xi măng Quang Sơn, ban kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị tăng cường công tác quản trị ở tất cả các khâu để giảm thiểu lỗ cho công ty.
Vinaincon thành lập 22/9/1998 theo quyết định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương). Từ tháng 6/2011, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần. Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaincon từ 2011 đến nay là ông Nguyễn Gia Du, Tổng giám đốc là ông Hoàng Chí Cường.
Trước đó, báo cáo giám sát mới đây của Bộ Tài chính cũng cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh nhiều năm của Vinaincon không hiệu quả, thua lỗ, không bảo toàn được vốn Nhà nước cũng như của chính Vinaincon đầu tư tại doanh nghiệp. Một số dự án mà Chính phủ giao cho Vinaincon làm chủ đầu tư như Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Công ty Xi măng Quang Sơn… với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng… Tuy nhiên, đến nay tình hình sản xuất, kinh doanh này đều bết bát và kém hiệu quả. Doanh nghiệp này nhiều lần được kiến nghị đưa vào diện giám sát đặc biệt |
Mất vốn, thua lỗ tràn lan, VEAM vẫn xin lên sàn 1,3 tỉ cổ phần Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) đã bị chỉ ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng ... |
PVN "mất không" 773 triệu USD cho 24 dự án ở nước ngoài Với 24 dự án ở nước ngoài không thành công, đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án có tổng chi phí 773 triệu ... |
Agribank cổ phần hoá chậm, 5/6 công ty con thua lỗ Kiểm toán Nhà nước đánh giá Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là một trong số những ngân hàng đầu tư tài ... |
Bộ Công thương: 12 đại dự án thua lỗ nợ hơn 20.000 tỷ đồng Thống kê đến 31/10/2018, đã có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng thực hiện 12 dự án ... |