Xe đạp đã "tiến hóa" ra sao trong 600 năm qua?
Những điều thú vị về "vương quốc xe đạp" Hà Lan Hà Lan không chỉ nổi tiếng với hoa tulip mà còn được biết đến như là "vương quốc xe đạp" với nhiều điều thú vị xung quanh phương tiện di chuyển này. |
Người dân Pháp được trợ cấp, có làn đường, bãi đậu xe riêng nếu đi xe đạp Được nhận một khoản trợ cấp mua xe, được đi trên những làn đường rộng rãi và có bãi đậu xe riêng… là những quyền lợi cụ thể mà người dân Pháp sẽ được thụ hưởng nếu lựa chọn sử dụng xe đạp khi bản kế hoạch được Chính phủ Pháp công bố ngày 5/5 được triển khai. Kế hoạch bố trí ngân sách 2 tỷ (2,2 tỷ USD) nhằm khuyến khích người dân Pháp lựa chọn sử dụng xe đạp. |
Xe đạp có một lịch sử phát triển thú vị (Ảnh: News Bytes) |
Xe đạp đã tồn tại khoảng 600 năm và trải qua nhiều thay đổi để có hình dáng như ngày nay.
Thế kỷ 15: Phương tiện giao thông trên bộ đầu tiên được chế tạo
Vào năm 1418, một kỹ sư người Ý tên là Giovanni Fontana đã tạo ra phương tiện giao thông trên bộ đầu tiên hoạt động bởi con người.
Phát minh độc đáo này có bốn bánh xe, sử dụng một hệ thống dây thừng và bánh răng thông minh để di chuyển.
Danh họa Leonardo da Vinci cũng từng được cho là đã tưởng tượng ra khái niệm “về một phương tiện có thể chạy bằng hai bánh” mặc dù ông không phải là người thực sự chế tạo ra nó.
Mẫu xe có bánh đầu tiên được con người phát minh vào thế kỷ 15 (Ảnh minh họa từ Wikipedia). |
1817: “Máy chạy” được phát minh
Năm 1817, Nam tước người Đức Karl Von Drais đã thiết kế và chế tạo một chiếc xe bằng gỗ có hai bánh mà người ta có thể ngồi và dùng chân để di chuyển một cách nhanh chóng.
Ông đặt tên cho nó là "máy chạy" (hay còn gọi là laufmaschine) - là loại phương tiện có hình hài giống như một chiếc xe đạp ngày nay nhưng không có bàn đạp.
Mô hình di chuyển sử dụng sức người này được phát minh vào thời điểm không có đủ yến mạch cho ngựa. Vì thế cần có phương tiện hỗ trợ con người di chuyển mà không phải phụ thuộc vào sức kéo của động vật 4 chân này.
Mẫu xe laufmaschine (Ảnh: Cycling Uk). |
1839: Chiếc xe đạp tự hành đầu tiên được giới thiệu
Năm 1839, người thợ rèn Kirkpatrick Macmillan ở Scotland phát minh ra chiếc xe đạp đầu tiên có thể tự di chuyển.
Nó hoạt động bằng cách sử dụng các tay quay xoay trên bánh trước, đẩy các đòn bẩy nối với bánh sau và từ đó làm cho chiếc xe di chuyển.
Chiếc xe đạp này khá nặng với trọng lượng gần 25kg, vì vậy đòi hỏi người điều khiển cần phải khỏe mới đủ sức để làm cho nó di chuyển.
Mẫu xe đạp năm 1839 (Ảnh minh họa từ Wikipedia) |
1863: Xe đạp là phương tiện “hành hạ xương khớp”
Năm 1863, một người tên là Pierre Michaux ở Paris (Pháp) đã tạo ra “Michaux Velocipede” - loại phương tiện có bàn đạp và tay quay ở bánh trước. Velocipede được ghi nhận “là cỗ máy di chuyển bằng sức đạp được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới”.
Loại phương tiện này còn được mệnh danh là "máy lắc xương" vì khung và bánh xe được cố định với nhau một cách chắc chắn bằng các đai sắt. Chinh phục “con ngựa sắt” này là trải nghiệm khó khăn bởi không dễ điều khiển, cũng như xương khớp của người lái phải chịu tình trạng đau nhức do vận động quá sức.
Mẫu xe đạp do Pierre Michaux phát minh năm 1863 (Ảnh minh họa từ Wikipedia). |
Giữa những năm 1870: Thời đại của chiếc bánh trước khổng lồ
Mẫu xe đạp trong giai đoạn này có bánh trước lớn quá cỡ trong khi bánh sau nhỏ hơn nhiều, chủ yếu được sử dụng bởi những thanh niên ưa mạo hiểm bởi không thuận tiện trong đời sống hàng ngày của số đông dân chúng.
Mẫu xe đạp với bánh trước khổng lồ (Ảnh: Pinterest). |
Những năm 1880: Xe đạp an toàn hướng tới phụ nữ
Vào những năm 1880, xe đạp được chú trọng hơn đến yếu tố an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là với phụ nữ với các tiêu chí cụ thể, bao gồm: nhẹ hơn về trọng lượng, rẻ hơn về giá thành và dễ điều khiển. Với mẫu xe đạp này, chân của người điều khiển gần mặt đất hơn, do đó giúp giảm nguy cơ tai nạn.
Đây cũng là khoảng thời gian mẫu xe đạp có hộp số đầu tiên được phát minh bởi John Kemp Starley - một nhà sáng chế người Anh.
Mẫu xe đạp hướng tới đối tượng sử dụng là phụ nữ (Ảnh: Live Science). |
Những năm 1890: Thế vận hội Olympics chào đón xe đạp
Những năm 1890 là thời kỳ hoàng kim của xe đạp khi nó vừa là phương tiện đi lại hàng ngày của người dân vừa là môn thể thao được các vận động viên ưa thích. Đây cũng là giai đoạn các công ty xe đạp nổi tiếng như Raleigh và Schwinn thành lập và đầu tư sản xuất đại trà giúp phương tiện này trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người.
Đặc biệt, Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên vào năm 1896 đã có sự xuất hiện chính thức của bộ môn đua xe đạp.
Lần đầu tiên xe đạp xuất hiện như một môn thi đấu tại Thế vận hội 1896 (Ảnh: Wikipedia). |
Những năm 1980: Xe đạp leo núi ra mắt
Vào giữa những năm 1970, cơn sốt xe đạp lên đến đỉnh điểm bởi giá xăng tăng cao khiến các phương tiện cơ giới bị hạn chế sử dụng.
Đây cũng là lúc mà những mẫu xe đạp thể thao chuyên dụng được đầu tư thiết kế. Vào những năm 1980, người ta bắt đầu sử dụng những chiếc xe đạp có thể di chuyển trên mọi loại địa hình chứ không chỉ trên đường bộ.
Nhu cầu này dẫn đến sự gia tăng của những chiếc xe đạp leo núi, trong đó nổi bật nhất là dòng xe đạp chuyên dụng BMX - loại xe đạp có nhiều bánh răng tạo khả năng di chuyển nhẹ nhàng khi vận hành.
Xe đạp leo núi thịnh hành vào những năm 1980 (Ảnh: Mountain Bike Action Magazin). |
Thế kỷ 21: Thời của những chiếc xe đạp “nhỏ mà có võ”
Mặc dù khung xe đạp vẫn không có nhiều thay đổi trong một thời gian dài, tuy nhiên, các vật liệu mới như titan và sợi carbon đã tạo nên một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp chế tạo xe đạp - xe đạp trở nên nhẹ và bền hơn nhiều so với các mẫu xe đạp bằng sắt và gỗ trong quá khứ.
Kiểu dáng xe đạp cũng thay đổi theo thời gian, với những thiết kế riêng biệt phục vụ các nhu cầu cụ thể và đa dạng, như: xe đạp leo núi, xe đạp đường trường, xe hybrid, xe đạp tuần tra,..
Một mẫu xe đạp hiện đại (Ảnh: Pinterest UK). |
Kỷ nguyên của xe đạp điện
Sự ra đời của xe đạp điện (eBikes) đánh dấu một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp xe đạp thế hệ mới với sự xuất hiện của những chiếc xe đạp điện đầu tiên có công nghệ hỗ trợ bàn đạp vào năm 1990.
Nhà phát minh người Thụy Sĩ Michael Kutter đã tạo ra một mẫu eBike sử dụng bàn đạp để điều khiển lực sản sinh từ nguồn nhiên liệu được nạp vào. Cũng trong khoảng thời gian này, nhà sản xuất Yamaha đến từ Nhật Bản đã phát triển một mẫu xe tương tự vào năm 1993.
Tuy nhiên, mãi gần đây thì những chiếc xe đạp chạy bằng pin mới trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng rộng rãi trong hoạt động hàng ngày.
Mẫu xe đạp điện xuất hiện năm 1991 (Ảnh: Wikipedia). |
Tôn vinh giá trị của xe đạp Kể từ khi được thông qua bởi một Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2018, Ngày Xe đạp Thế giới (tiếng Anh: World Bicycle Day) đã được nhiều quốc gia công nhận và tổ chức các hoạt động ủng hộ vào ngày 3/6 hàng năm. Ngày Xe đạp Thế giới công nhận “những giá trị riêng có của xe đạp, bao gồm: tính độc đáo, tuổi thọ và tính linh hoạt tạo nên một phương tiện giao thông sạch, đơn giản, đáng tin cậy, giá cả phải chăng với số đông, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe”. Xe đạp thậm chí còn được khuyến khích sử dụng như một phương tiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy phát triển bền vững; tăng cường giáo dục thể chất cho trẻ em và thanh thiếu niên; tăng cường sức khỏe; ngăn ngừa bệnh tật; và tạo điều kiện hòa nhập xã hội vì một nền văn hóa hòa bình. Gần đây, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhu cầu và hành vi vận chuyển khiến nhiều chính phủ trên khắp thế giới phải suy nghĩ lại về hệ thống giao thông và cách thức vận hành trong tình hình mới, và xe đạp được xem là “phương tiện giao thông xanh” - một sự thay thế lành mạnh và tiết kiệm cho con người trong đời sống hàng ngày. Nghị quyết mới của Đại hội đồng LHQ được thông qua vào năm 2022 về “Tích hợp phương tiện xe đạp một cách chính thức vào hệ thống giao thông công cộng vì sự phát triển bền vững” càng củng cố mạnh mẽ hơn cho trào lưu sử dụng xe đạp, cũng như thúc đẩy chính phủ các quốc gia cam kết tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội được sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển, đồng thời phát triển văn hóa đi xe đạp trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích đi xe đạp bởi nhiều lợi ích đối với sức khỏe và môi trường, bao gồm: tăng cường hoạt động thể chất, giảm các bệnh không lây nhiễm như ung thư và tiểu đường, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn. WHO cũng công nhận việc đạp xe đạp là một yếu tố quan trọng giúp đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của LHQ bao gồm các mục tiêu về giáo dục, năng lượng, việc làm, thành phố an toàn và chống bất bình đẳng. |
Ảnh xe đạp hoa Hà Nội đoạt giải cuộc thi ảnh quốc tế Bức ảnh "Xe đạp và hoa" chụp tháng 11/2021 ở con đường gốm sứ Hà Nội của tác giả Nguyễn Phúc Thành đoạt giải ảnh quốc gia thuộc cuộc thi ảnh quốc tế Sony. |
Báo Đức: Việt Nam mở cửa, du lịch bằng xe đạp rất hấp dẫn Ngày 16/3, nhiều kênh thông tin của Đức dẫn nguồn hãng tin DPA cho biết Việt Nam đã dỡ bỏ quy định về cách ly đối với du khách quốc tế nhằm tạo điều kiện để thu hút khách du lịch trong nỗ lực mở cửa trở lại ngành du lịch vốn gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này. |