Tích hợp y dược cổ truyền trong hệ thống y tế quốc gia
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Romania trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy y dược Bệnh viện Cấp cứu Đại học Bucharest mong muốn tìm kiếm và hợp tác với các đối tác Việt Nam và mong Đại sứ quán sẽ đóng vai trò là cầu nối. |
Y học cổ truyền: Đưa tinh hoa dân tộc Việt tới với bạn bè thế giới Y học cổ truyền vốn là bộ môn giao thoa giữa khoa học và văn hoá, tập tục bản địa của người dân Việt Nam. Tăng cường trao đổi quốc tế đối với lĩnh vực này mang lại không chỉ giá trị về học thuật, kinh tế, kỹ thuật mà còn tăng cường hơn hiểu biết của bạn bè thế giới đối với nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam trong thời gian tới. |
Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với ngành y dược cổ truyền (YDCT) trên toàn thế giới, thể hiện cam kết toàn cầu của WHO về gìn giữ và phát huy giá trị của y dược bản địa, thúc đẩy phát triển YDCT (bao gồm cả y dược cổ truyền, bổ sung và tích hợp) trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Hội nghị thúc đẩy việc tích hợp YDCT vào hệ thống y tế quốc gia, đóng góp cho sức khỏe của mọi người và phát triển bền vững, xác định các khuyến nghị dựa trên bằng chứng khoa học phục vụ cho xây dựng chiến lược của WHO về YDCT giai đoạn tiếp theo từ năm 2025-2034.
Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao toàn cầu lần thứ nhất về y dược cổ truyền của WHO |
Các đại biểu tham dự hội nghị tập trung trao đổi các chủ đề chính về YDCT. Qua đó giúp vạch ra lộ trình để mở rộng tiến bộ khoa học trong hệ thống và thực hành về YDCT, bao gồm nghiên cứu, bằng chứng và học tập; chính sách, dữ liệu và quy định quản lý, thực hành lâm sang; đổi mới và y tế kỹ thuật số; bảo tồn đa dạng sinh học và chia sẻ lợi ích một cách công bằng liên quan đến YDCT.
Chính phủ Việt Nam đã sớm quan tâm khuyến khích phát triển và ứng dụng y dược cổ truyền nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1893/QĐ-TTg 2019 ngày 25/12/2019 về Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cố truyền với y dược hiện đại đến năm 2030.
Việt Nam được đánh giá có ngành YDCT khá phát triển, với hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên cứu YDCT, bệnh viện y học cổ truyền và doanh nghiệp phát triển dược thảo, YDCT.
Theo nghiên cứu của WHO, rào cản chính đối với tiếp cận các dịch vụ YDCT an toàn và chất lượng, bao gồm cả việc tích hợp vào hệ thống y tế quốc gia là kiến thức khoa học chưa đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm và thực hành YDCT.
Cơ sở bằng chứng mạnh mẽ hơn sẽ cho phép các quốc gia xây dựng các cơ chế và hướng dẫn chính sách phù hợp để điều chỉnh, kiểm soát chất lượng và giám sát các thực hành, người hành nghề và sản phẩm YDCT, phù hợp với bối cảnh và các ưu tiên của quốc gia. Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ bằng chứng về hiệu quả lâm sàng của YDCT, nhận thức luận và phương pháp nghiên cứu, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra bằng chứng và hành trình của một quốc gia trong việc thiết lập khung nghiên cứu YDCT.
Đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị
|
Nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra rằng, đổi mới và y tế kỹ thuật số sẽ giúp thúc đẩy phát triển và ứng dụng YDCT. Trí tuệ nhân tạo (AI) đã nổi lên như một yếu tố thay đổi cuộc chơi, cách mạng hóa việc nghiên cứu và thực hành các hệ thống chữa bệnh truyền thống. Các thuật toán nâng cao và khả năng của AI đã cho phép các nhà nghiên cứu khám phá kiến thức y dược cổ truyền sâu rộng, lập bản đồ bằng chứng và xác định các xu hướng khó nắm bắt. Điều quan trọng trong việc sử dụng AI là phải đảm bảo việc sử dụng các công nghệ này một cách có trách nhiệm và công bằng, bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và giải quyết các cân nhắc về đạo đức, chẳng hạn như quyền riêng tư, sự đồng ý, thiên vị và quyền truy cập công bằng của dữ liệu.
Hội nghị cũng chú trọng đến các thực tiễn tốt nhất để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và kiến thức truyền thống. Trong đó, bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề then chốt liên quan đến sử dụng bền vững YDCT. Hội nghị cũng bàn đến việc trao đổi về thực tiễn tiếp cận và chia sẻ lợi ích công bằng giữa các quốc gia, việc áp dụng quyền sở hữu trí tuệ.
Dược liệu Việt Nam có tiềm năng lớn tại thị trường Nhật Bản Trong những năm gần đây, xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng khá mạnh. Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản lên tới 8,6 triệu USD, trong đó vỏ động vật giáp xác chiếm 14,9%, hạt tiêu đen chiếm 9,3% và hạt hoa hồi 4,1%. |
Việt Nam và Ấn Độ khai thác tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm, y tế Ngày 5/7, Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI HCM) phối hợp với Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm Ấn Độ (PHARMEXCIL) tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp Ấn Độ-Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm và y tế. |