WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về dịch đậu mùa khỉ
WHO thúc đẩy hiệp ước toàn cầu về phòng chống và ứng phó với đại dịch trong tương lai Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia sớm đạt được hiệp ước về việc phòng chống và ứng phó với đại dịch trong tương lai. |
WHO kêu gọi quản lý việc sử dụng AI trong y tế Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi cần phải có khung pháp lý và nhiều quy định chặt chẽ với trí tuệ nhân tạo (AI) để bảo vệ quyền riêng tư. |
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về nguy cơ lây lan của đậu mùa khỉ. (Ảnh: AP). |
Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải triệu tập một phiên họp khẩn cấp nhằm đối phó với mối lo ngại rằng, một chủng virus nguy hiểm chết người có tên "clade Ib" đã lan đến bốn quốc gia trước đây không bị ảnh hưởng ở châu Phi là Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda.
Ngay sau cuộc họp tham vấn chuyên môn, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Đây là cấp độ báo động cao nhất theo Luật y tế quốc tế.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (ACDCP) cũng ra tuyên bố về việc dịch bệnh bùng phát là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đối với an ninh lục địa”. Đây là tuyên bố đầu tiên của cơ quan này kể từ khi thành lập vào năm 2017.
Từ đầu năm 2024, hơn 17.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và hơn 500 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 13 quốc gia ở châu Phi, theo báo cáo của ACDCP hôm 14/8.
Đậu mà khỉ là loại dịch bệnh dễ lây lan. (Ảnh: Adom online). |
Bệnh đậu mùa khỉ là một loại bệnh do virus gây nên có thể lây lan dễ dàng giữa người và động vật bị nhiễm bệnh. Theo WHO, bệnh này có thể lây lan qua tiếp xúc gần của con người như chạm, hôn hoặc quan hệ tình dục, cũng như qua các vật dụng bị nhiễm virus như ga trải giường, quần áo và kim tiêm. Các triệu chứng nhiễm bệnh bao gồm sốt, phát ban, nhức đầu, đau cơ và lưng,và nổi hạch.
Trong nhiều thập kỷ, bệnh đậu mùa khỉ phần lớn được phát hiện ở Trung và Tây Phi, và bắt đầu lây lan ở châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2022 khiến WHO cũng từng phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, hiện chưa có báo cáo về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nước này; tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi tình hình sát sao, cũng như cung cấp vắc-xin cho WHO để hỗ trợ các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh ở châu Phi.
WHO cũng đã kích hoạt quy trình ứng phó khẩn cấp với khoản ngân sách 15 triệu đô la, trong đó, 1,5 triệu đô la được trích từ Quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp do WHO quản lý. Số tiền còn lại cần được huy động từ sự đóng góp của các quốc gia thành viên.
Nửa triệu liều vắc-xin phòng chống bệnh đậu mùa khỉ cũng đang sẵn sàng để vận chuyển đến khu vực châu Phi, trong đó Congo và Nigeria sẽ là những nước đầu tiên nhận được loại vắc xin này.
WHO đang khẩn trương phân phối vắc-xin đến các quốc gia thuộc khu vực châu Phi. (Ảnh: TV47). |
Clade I trước đây thường lây lan qua những người ăn thịt thú rừng bị nhiễm bệnh, trong khi Clade Ib lây từ người sang người. Theo Tiến sĩ Rosamund Lewis, Trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới về bệnh đậu mùa khỉ, biến chủng phụ Clade Ib đang lây truyền dễ dàng hơn. Trong khi đó, các dạng khác của vi rút đậu mùa khỉ vẫn đang lưu hành. Congo và Trung Phi ghi nhận các trường hợp mắc biến chủng phụ Clade Ia. Biến chủng Clade II có nguồn gốc từ Tây Phi đã được báo cáo ở Cameroon, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria và Nam Phi. Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh mức độ bất ổn cao ở khu vực và cuộc khủng hoảng khí hậu. |
Thông tin về bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam Trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam là một phụ nữ khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai và về Việt Nam ngày 22/9/2022. Bộ Y tế hiện đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế bệnh lây lan. |
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ Bệnh đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. |