Xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém trong đời thực
Hằng năm xảy ra khoảng 2.000 vụ việc xâm hại trẻ em, trong đó, số lượng vụ việc xâm hại trên môi trường mạng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đáng báo động là tình trạng trẻ em bị cô lập trên mạng, gây nên những sự việc đau lòng vừa qua, đặt ra yêu cầu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cần được đặc biệt quan tâm.
![]() |
Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet (Ảnh minh họa) |
Nếu không có định hướng, quản lý của cha mẹ, trẻ em có thể tiếp xúc, bị "đầu độc" bởi những thông tin xấu độc với những nội dung đồi trụy, bảo lực, không phù hợp với lứa tuổi; thậm chí là những video hướng dẫn cách tự làm tổn thương bản thân như cắt da, tự tử...
Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, đang phát triển là lứa tuổi dễ bị tác động và dễ bị tổn thương về tâm lý nhất. Các em luôn muốn chứng tỏ bản thân, chứng minh mình đã lớn với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, vì vậy sẽ rất dễ có những suy nghĩ lệch lạc, dẫm đến hành động sai trái khi tiếp cận những thông tin xấu trên MXH, Internet. Ví dụ như cuối năm 2020, một bé trai ở Đồng Nai đã thiệt mạng khi học theo trò “thắt cổ nhưng vẫn thở” trên MXH; bé gái 9 tuổi ở Phú Thọ nuốt bấm móng tay học vì theo clip trên YouTube hay một nhóm học sinh ở Tuyên Quang học theo clip trên mạng nướng cóc ăn, phải nhập viện vì ngộ độc nặng…
Trẻ em có thể phải đối diện với nguy cơ bị bắt nạt trên không gian mạng. Theo một khảo sát của UNICEF được công bố vào tháng 4/2019, trong số các thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát thì có 21% là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, 75% không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.
Khi không được trang bị kỹ năng phòng bị, trẻ em có thể là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, dụ dỗ, xâm hại tình dục… Các đối tượng thông qua Internet, MXH tiếp cận trẻ; bằng những lời lẽ gạ gẫm, phỉnh nịnh, dụ dỗ bằng tiền, quà tặng để các em cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc cài các phần mềm độc hại từ đó thực hiện các hành vi tấn công như quay lén, ép buộc, xâm hại tình dục trẻ.
Trước những nguy cơ đó, cần sự chung tay, vào cuộc của các cấp, ngành, nhà trường và gia đình để xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ; bảo vệ trẻ khỏi các hành vi lừa đảo, dụ dỗ, xâm hại, bắt nạt và thông tin xấu độc.
Hiện hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Việt Nam quan tâm xây dựng; tạo cơ sở pháp lý quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam và các nước ASEAN đã thống nhất thông qua Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN (năm 2019) và Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN trong đó có bắt nạt trẻ em trên môi trường trực tuyến (năm 2021).
Gần đây, với sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH); Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an, đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến tán phát thông tin xấu, độc trên MXH như Facebook, Youtube… tạo môi trường lành mạnh cho trẻ; đồng thời, tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật, chặn lọc, gỡ bỏ nội dung không phù hợp với trẻ em.
![]() |
Xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém trong đời thực (Ảnh minh họa). |
Năm 2021, mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp,… nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021, "Phê duyệt chương trình "bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025". Bộ LĐTB&XH đã đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp như: đa dạng hóa hình thức tiếp nhận thông tin của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) (qua điện thoại, website, zalo, fanpage, email); tập huấn cho trẻ em một số tỉnh, thành phố về kỹ năng tự bảo vệ mình và kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; tư vấn, kịp thời phát hiện, kết nối với mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em, xác minh, xử lý các trường hợp xâm hại hoặc nghi ngờ xâm hại trẻ em theo qui định…
Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, trong hai năm 2021 và 2022 có 877 cuộc gọi đến Tổng đài 111 với nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (trung bình có 1,2 cuộc gọi/ngày). Trong đó: có 820 cuộc gọi tư vấn (252 cuộc tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em; 23 cuộc gọi về bóc lột tình dục; 97 cuộc về trẻ em bị bạo lực, bắt nạt; 109 cuộc trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm; 301 cuộc hướng dẫn cách sử dụng internet an toàn,…) và đã can thiệp giúp 57 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bóc lột, bạo lực, đưa hình ảnh trẻ em lên mạng và xúc phạm nhân phẩm trẻ em. |
Để tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chi tiết các qui định pháp luật về bảo vệ trẻ em, bảo vệ dữ liệu về trẻ em trên mạng, đặc biệt chú ý đến việc thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM (Child Sexual Abuse Material), một chương trình cơ sở dữ liệu về thông tin, dữ liệu đặc tả, hình ảnh/video xâm hại trẻ em.
Bên cạnh đó cần có cơ chế để các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tham gia cập nhật, phân tích thông tin nhằm ngăn ngừa việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh/video xâm hại trẻ em trên môi trường mạng dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế làm việc giữa doanh nghiệp và nhà nước để khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội hóa trong việc thiết kế các ứng dụng, phần mềm, nền tảng, trò chơi trực tuyến là sân chơi bổ ích cho trẻ em, kích thích trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo. Các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng những công cụ để lọc tự động, báo cáo phát hiện về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giúp nhanh chóng phát hiện hành vi xâm hại, tăng cường khả năng phòng ngừa và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp theo Quyết định số 830/QĐ-TTg.
Tin bài liên quan

Xây dựng lá chắn để bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí

Ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng

Lai Châu: Giáo viên được tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em trong trường học
Các tin bài khác

Việt Nam là một trong những nước tiên phong tiếp cận và áp dụng giảm nghèo đa chiều

Thư viện Quốc hội Mỹ vinh danh Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc Hà Giang

Bộ Nội vụ: Kiên quyết xoá bỏ tổ chức Hội Thánh của Đức Chúa Trời Mẹ
Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 28/11/2023: Sửu gặp vận may công danh nở rộ

Tử vi hôm nay 12 con giáp 29/11/2023: Tỵ được Thần may mắn che chở làm gì cũng thành công

Việt kiều hiến kế phát triển vi mạch bán dẫn - Bài 1: Thời cơ

Hải quân Việt Nam và Thái Lan tuần tra chung thường niên lần thứ 48
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam và Thái Lan tuần tra chung thường niên lần thứ 48

Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam”

Trẻ em vùng biên giới Tây Giang có thêm không gian vui chơi
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

The Sydney Morning Herald: Bò cuốn lá lốt là món ăn “ngon nhất hành tinh”

Gần 1000 sinh viên Việt Nam tham gia Ngày hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

Học sinh Hòa Bình chia sẻ cách đem lại "niềm vui" cho môi trường

Uỷ ban Hòa bình thành phố Hải Phòng: Nỗ lực đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
