Cần liều “vaccine số” bảo vệ trẻ em
Bảo vệ an toàn dữ liệu là bảo vệ tài nguyên số quốc gia Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá tạo nên nền tảng để xây dựng Chính phủ điện tử. Nếu nguồn dữ liệu này được sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại giá trị rất lớn. Còn ngược lại, nếu khai thác, sử dụng trái phép vào mục đích xấu thì hậu quả sẽ vô cùng nặng nề... |
Sớm ban hành định mức kinh tế kỹ thuật để bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp Vướng mắc lớn nhất trong việc cung cấp các dịch vụ công bảo vệ chăm sóc trẻ em trong trường hợp khẩn cấp là chúng ta chưa có văn bản quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho các dịch vụ này, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch, dự toán hằng năm của các đơn vị thực hiện. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết như vậy tại Hội thảo góp ý Báo cáo nghiên cứu định mức kinh tế kỹ thuật cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp tổ chức ngày 14/6 tại Hà Nội. |
Bảo vệ trẻ em trong thế giới số là câu chuyện thời sự ngày càng nóng lên khi tình trạng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng ngày càng hiện hữu, gây nên những tổn hại tinh thần và thể xác, trong khi thủ phạm lại có thể là đám đông ẩn danh.
Hiệu ứng đám đông với tốc độ phát tán nhanh đến chóng mặt càng đẩy những đứa trẻ bị bắt nạt, chế giễu, cợt nhả trên mạng vào sự khủng hoảng; khủng hoảng trầm trọng hơn với những đứa trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực.
Trẻ em đang đối mặt với những nguy cơ bị những tác động xấu, bị bắt nạt, bị xâm hại trên môi trường mạng (Ảnh minh họa). |
“Thế giới kỹ thuật số thay đổi cuộc sống của trẻ em, tạo ra các cơ hội tuyệt vời để trẻ em học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, Internet cũng có những mặt tối, trẻ em đã và đang đối diện với nguy cơ bị bóc lột và xâm hại. Ước tính trên thế giới, bất kỳ thời điểm nào trong ngày có khoảng 750 nghìn đàn ông đang tìm kiếm tình dục trực tuyến với trẻ em, con số này bằng 4 lần dân số của quận Ba Đình và hơn 3 triệu tài khoản đang được đăng ký trên 10 trang web lạm dụng tình dục trẻ em nguy hiểm nhất trong các trang web đen (dark web). Chính vì vậy, phải có hành động khẩn cấp để phòng tránh, ngăn chặn những rủi ro không đáng có này”, thông tin được bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đưa ra tại Hội thảo Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức trong tháng 5.
Bên cạnh đó, Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” cũng đã rung lên hồi chuông báo động về nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.
Xâm hại tình dục, bạo lực trên môi trường mạng cũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất được Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 thống kê. Sau 19 năm hoạt động, Tổng đài đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến. Trong gần 500 nghìn cuộc gọi đã được tư vấn và hỗ trợ, đã có 9.601 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em. Đáng chú ý, số ca bạo lực trẻ em chiến, 43.68%; xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 25.75%...
Các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liên quan đến pháp luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Tính từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực chiếm 51,3% trong tổng số ca tư vấn chuyên sâu ở tổng đài. Cuộc gọi tư vấn về pháp luật chiếm 27,9%. Các cuộc gọi tư vấn về ứng xử giảm chỉ còn 13,7%. Các cuộc gọi về sức khỏe thể chất chiếm 3%. Các cuộc gọi tư vấn về tâm lý chiếm 2,8%. Cuộc gọi tư vấn về sức khỏe sinh sản chiếm 1,3%.
Theo các chuyên gia, những rủi ro tiềm ẩn với trẻ em trên mạng nói chung có thể chia làm 4 nhóm. Đầu tiên là trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nên dễ bị lừa, bị lợi dụng đánh cắp thông tin cá nhân, dữ liệu, thông qua trẻ em có thể đánh cắp được dữ liệu của gia đình; các em có thể bị lừa vào các trang học trực tuyến giả mạo, các link về các khóa học, các ứng dụng học tập miễn phí, giảm giá từ đó cài mã độc vào trong các máy tính, hệ thống để đánh cắp dữ liệu. Thứ hai là nhóm các em bị đe dọa, bắt nạt, quấy rối, khủng bố tinh thần, uy hiếp bắt ép thực hiện hành động phi pháp. Thứ bà là liên quan đến việc trẻ em bị ảnh hưởng bởi các tin không đúng sự thật, phim ảnh, trò chơi bạo lực khiêu dâm dẫn đến nhận thức lệch lạc, bắt trước làm theo, tâm lý hung hăng. Và cuối cùng là liên quan đến các bệnh lý về tâm thần và thể chất.
Cần một liều “vaccine số” để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là cách hướng đến các giải pháp, sáng kiến hạn chế những rủi ro trẻ em gặp phải trên chặng đường tiếp cận tri thức và hình thành nhân cách. Đó có thể là những sáng kiến phần mềm để giám sát trẻ em sử dụng Internet trong gia đình, trường học; chặn, lọc, gỡ bỏ những thông tin không phù hợp tiếp cận trẻ em.
"Vaccine số" phải đi kèm với các giải pháp và kỹ năng đồng hành cùng trẻ, tôn trọng quyền riêng tư của trẻ của gia đình và nhà trường.
“Siết” nội dung mạng xã hội nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Trong tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, nhiều biện pháp tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng sẽ được triển khai. |
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2023 với Chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ phối hợp Thành đoàn Cần Thơ tổ chức sáng ngày 1/6. |