WWF-Việt Nam nhận bằng khen vì góp phần xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020
Thu Hoài 13/01/2021 20:22 | Tấm lòng tương trợ


Trong thời gian qua, WWF - Việt Nam đã đồng hành với ngành Tài nguyên và Môi trường trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT), bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt, WWF - Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Bao vệ môi trường (sửa đổi) nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về BVMT.
Trả lời Tạp chí Môi trường trước đó, TS Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc gia WWF - Việt Nam cho rằng "Việc xây dựng hệ thống luật đầy đủ với sự điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo tính kế thừa, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế là mấu chốt quan trọng cho một nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời gian qua đòi hỏi những bổ sung kịp thời các quy định về BVMT nói chung, ĐDSH nói riêng với tiêu chí bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng và hội nhập sâu rộng với các tiêu chí phát triển bền vững trên thế giới."
Những nỗ lực không ngừng của WWF-Việt Nam trong việc hỗ trợ xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường 2020, bao gồm: Hỗ trợ tổ chức các hội thảo tham vấn về dự thảo luật, và Tích cực tham gia các hoạt động tham luận, đóng góp ý kiến, đề xuất các biện pháp quản lý môi trường và tài nguyên hiệu quả, tiếp cận xu thế toàn cầu trong các lĩnh vực: quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải/ô nhiễm nhựa và bao bì; mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp với sản phẩm đến giai đoạn sau tiêu dùng; quản lý và quy hoạch cảnh quan; biến đổi khí hậu; quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi thư cảm ơn và trao bằng khen tôn vinh WWF-Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, góp phần vào xây dựng và phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường”. |
Thời gian tới, WWF cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong các hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả tại Việt Nam.
Luật Bảo vệ môi trường có 16 chương với 171 điều quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. Luật nêu lên các nguyên tắc bảo vệ môi trường gồm: Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải. |


Đáng chú ý
Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari: Muốn tăng cường trao đổi thông tin giữa hai nước

Bài viết mới
ADM Animal Nutrition và World Vision hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông dân Hòa Bình

World Vision Việt Nam tặng hơn 11 tấn lúa giống cho hơn 1.100 hộ dân khó khăn tại Hải Lăng (Quảng Trị)

Chuyên đề

Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam

Việt Nam nỗ lực giảm nghèo bền vững